Kiếm tiền khó khăn hơn, ngân sách dành cho mua sắm ngày càng thu hẹp, nhiều bà nội trợ hiện có xu hướng tính toán, so sánh giá cả giữa các nhà bán lẻ rất kỹ ...
Sâm rác lũng đoạn thị trường!
- Cập nhật : 12/09/2015
(Kinh doanh)
Cả nước hiện có khoảng 300 cửa hàng kinh doanh nhân sâm và linh chi, đó là chưa kể dịch vụ bán hàng qua trang fanpage trên Facebook và “chợ trời” bán buôn “nửa kín, nửa hở” – vừa dễ dàng trốn thuế, vừa có nhiều lợi thế để tráo trở, lừa đảo khách hàng. Ngày càng nhiều người chỉ vì thiếu hiểu biết, “nhẹ dạ, cả tin”…tốn tiền triệu mà mua nhầm sâm giả, sâm rác!
Trên thị trường hiện có bán rất nhiều sản phẩm được gắn nhãn mác là chế biến từ nhân sâm 6 tuổi như sâm nguyên củ, tinh bột sâm, hồng sâm cắt lát tẩm mật ong, siro hồng sâm, nước tinh cốt hồng sâm, cao hồng sâm 100%, hỗn hợp hồng sâm…
Người viết bài này đã cất công tìm mua cao hồng sâm của Hàn Quốc để sử dụng, nhưng khi bước vào các cửa hàng bán nhân sâm thì “hoa cả mắt”, bởi vì tất cả các sản phẩm được đóng gói và quảng cáo rất bắt mắt, nhưng trên bao bì, vỏ hộp hoàn toàn sử dụng ngôn ngữ nước ngoài. Một số sản phẩm có tem phụ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, song cố tình dịch sai và không ghi rõ thành phần dinh dưỡng, không có nguồn gốc xuất xứ hoặc lập lờ “đánh lận con đen”, rằng sâm Triều Tiên, sâm Hàn Quốc sản xuất tại Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc…Các chủ shop và người bán hàng thì giải thích rằng “hàng chính hiệu…xách tay, chất lượng đảm bảo, giá bán tại Việt Nam rẻ hơn giá thị trường bản địa, bởi vì không phải nộp thuế nhập khẩu”. Điều rất lạ là tùy theo nhu cầu của người tiêu dùng, phía người bán luôn luôn sẵn sàng đáp ứng tất cả các loại sản phẩm (kể cả sâm tươi) với số lượng không giới hạn.
Điều dễ nhận thấy đó là hầu hết nhân sâm bày bán công khai tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hay các đô thị lớn trong cả nước đều là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc và tất nhiên là không thể đoán được chất lượng xấu, tốt như thế nào; chỉ biết rằng cùng một sản phẩm có tên gọi giống nhau, với trọng lượng tương đương, nhưng giá sâm rác giao động trong khoảng vài triệu đồng, quá rẻ so với hồng sâm chính hiệu Hàn Quốc, chẳng hạn như“ Cao hồng sâm KGS - 3 lọ 150 gr”, tem phụ ghi “100% cao hồng sâm 6 tuổi, giá bán 2.500.000 đồng/hộp. Thực ra, tại Hàn Quốc, người trực tiếp trồng và chế biến nhân sâm cũng không thể sản xuất ra sản phẩm với mức giá rẻ như vậy.
Các chuyên gia hàng đầu về nhân sâm giải thích sâm rác là bã sâm sau khi đã tách chiết hết saponin (ginsenoside), được nhuộm màu rồi tẩm sấy với hương liệu và mật ong (hoặc đường). Ngày nay, công nghệ làm hàng giả “siêu” hơn hàng thật, vì thế không có gì lạ khi sâm rác được đóng hộp, gắn mác Red Korean Ginseng và quảng cáo là sâm 6 tuổi, giá lại rẻ nên rất dễ tiêu thụ.
Hầu hết sâm rác từ Trung Quốc tuồn vào Việt Nam theo đường tiểu ngạch. Bởi vì biết rõ người Việt Nam vốn có thói quen dùng nhân sâm để bồi bổ sức khỏe, hơn nữa lại đang có tâm lý thích “xài đồ Hàn”, lợi dụng hệ thống quản lý thị trường lỏng lẻo, giới đâu nậu chuyên “đánh hàng Tàu” tranh thủ “tập kết” sâm rác về thủ đô, rồi từ đó “tấn công” thị trường nội địa.
Tỉnh táo chọn hàng hiệu
Rõ ràng sâm rác đang lũng đoạn thị trường, nhưng điều đó không có nghĩa là ở Việt Nam không có nhân sâm nhập khẩu chính ngạch từ Hàn Quốc. Điều quan trọng là làm thế nào để người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận và nhận biết được sản phẩm đảm bảo chất lượng?
Ông Ko Tea Hun - Chủ tịch Hiệp hội sâm Guemhong, thuộc Thành phố Guemsan – “thủ phủ nhân sâm” của Hàn Quốc , khẳng định: “Từ cuối năm 2014, khoảng 50 dòng sản phẩm nhân sâm Guemsan đã chính thức gia nhập thị trường Việt Nam thông qua hệ thống phân phối của Công ty CP Geumsan Việt Nam. Hiện Công ty CP Geumsan Việt Nam là DN quản lý thương hiệu chính thức của thành phố Geumsan tại Việt Nam với sứ mệnh mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm từ nhân sâm đảm bảo chất lượng, do các nhà sản xuất uy tín của thành phố Geumsan – tỉnh Chungchengnam – Hàn Quốc cung cấp.”
Ông Ko Tea Hun – Chủ Tịch Hiệp Hội các nhà sản xuất nhân sâm Guemhong trả lời phỏng vấn của các PV báo, đài tại TP HCM
Tại nhiều cuộc hội thảo chuyên đề do Công ty CP Geumsan Việt Nam tổ chức ở TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội sâm Guemhong đã mời các chuyên gia hàng đầu về nhân sâm của Hàn Quốc, trực tiếp hướng dẫn, tư vấn cho người tiêu dùng. Theo phân tích của TS Park Jong Dae,Viện trưởng Viện Nhân Sâm Thảo Dược Quốc Tế Geumsan, trong cao hồng sâm có nhiều loại saponin khác nhau nhưng 3 thành phần quan trọng nhất là Rg1, Rb1 và Rg3. Tại Hàn Quốc, chỉ những sản phẩm chức năng cao sâm có tỉ lệ 3 chủng Ginsenoside RG1, RB1, RG3 từ 6 tới 30mg/g mới được Cục quản lý dược liệu và thực phẩm Hàn Quốc cấp phép (KFDA) và được ghi trên nhãn hàng những công dụng như: Tăng cường sinh lực, ngăn ngừa tiểu đường, giảm cholesterol, điều hòa huyết áp, tăng sức đề kháng, chống lão hóa… Đối với loại sản phẩm không đạt tiêu chuẩn như trên thì sẽ không được cấp phép và không được liệt kê công dụng. Những trường hợp không đủ tiêu chuẩn và KFDA từ chối cấp phép, nhà sản xuất chỉ có thể đăng ký được ở địa phương, phạm vi lưu hành cũng chỉ giới hạn tại địa phương.
“Nhân sâm là thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, do đó người tiêu dùng cần chủ động tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách tự trang bị cho mình những kiến thức liên quan cũng như xem kỹ thông tin sản phẩm trước khi chọn mua sản phẩm. Thông thường, những sản phẩm càng tốt thì thông tin càng đơn giản, đầy đủ, rõ ràng” - ông Trần Tiến Dũng đại diện Công ty CP Geumsan Việt Nam cho biết: “Trong bối cảnh nhân sâm từ nhiều nguồn và không rõ xuất xứ đang có mặt tràn lan trên thị trường, nếu người tiêu dùng tỉnh táo quan sát, thì sẽ chọn được “hàng hiệu”. Rất khó kiểm chứng độ tuổi của sâm, nhưng tất cả các loại sản phẩm nhập khẩu chính ngạch đều có tem phụ (tiếng Việt), ghi rõ định lượng, công dụng và đầy đủ thông tin về Công ty CP Geumsan Việt Nam.”
Vẫn theo ông Trần Tiến Dũng, thông tin sâm 6 năm tuổi không kiểm chứng được, đối với hàng xách tay, người tiêu dùng chỉ cần xem 3 chủng Ginsenoside RG1, RB1, RG3 có trên nhãn tiếng Hàn hay không. Và, phải cảnh giác với kiểu ghi chung chung “chiết xuất hồng sâm 3% hoặc 10,5%” mà không thể hiện 3 chủng Ginsenoside RG1, RB1, RG3 từ 6 tới 30mg/g. Sản phẩm ngâm tẩm, nhiễm hóa chất độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khi sử dụng sẽ bị phồng rộp miệng rất nguy hiểm, thậm chí khi nếm thử sẽ đau đầu, choáng váng, nôn mửa, có thể gây ngộ độc cấp tính và nếu dùng nhiều, chất độc tích trữ dẫn đến bệnh ung thư…
Gs. Pyo Mi Kyon trưởng phòng Ứng Dụng – Viện nghiên cứu nhân sâm thảo dược Quốc tế Geumsan chủ trì hội thảo Công dụng của nhân sâm đối với sức khỏe do Công ty CP Geumsan Việt Nam tổ chức ở TP HCM
Rõ ràng, đã đến lúc các cơ quan chức năng phải vào cuộc kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, nội dung tem nhãn, đối chiếu nội dung ghi nhãn ghi trên sản phẩm, đồng thời tăng cường công tác hậu kiểm sau khi thông quan. Mặt khác, thiết lập phòng kiểm tra, xét nghiệm, hoàn thiện quy trình kiểm chuẩn saponin theo đúng quốc gia có sản phẩm được công bố. Xin nói thêm rằng, các cơ quan báo chí, truyền thông có vai trò hết sức quan trọng trong việc phản ánh đúng tình trạng thị trường và định hướng người tiêu dùng, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Hệ thống Cửa hàng chính thức của chính quyền Thành Phố Geumsan tại Việt Nam:
· Số 423A Hai Bà Trưng, P8, Q3, TP.HCM
· Số 423 Kim Mã, P.Ngọc Khánh, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
· Số 164 Nguyễn Đình Hoàn, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
· Số 223 – Đường Nguyễn Thị Lưu II – Phường Ngô Quyền – TP Bắc Giang - Tỉnh Bắc
Giang
· B2 – 02 Unionsquare (Vincom Center A), 171 Đồng Khởi - Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh.
· L3-07, Vincom B, 72 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Q1, TP.HCM