Chiều 7/1, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về sự việc dầu cá ăn mòn xốp.
Cục Thú ý nói gì về tình trạng thịt bẩn, nội tạng thối?
- Cập nhật : 06/01/2016
(Tieu dung)
Trước việc phát hiện hàng loạt vụ vận chuyển, buôn bán thịt, nội tạng hôi thối, mất an toàn thực phẩm (ATTP) ở nhiều địa phương vừa qua, ngày 5/1, trao đổi với chúng tôi ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, không loại trừ những mặt hàng đó từ hàng tạm nhập tái xuất sang Trung Quốc.
Theo ông Thành, giữa Việt Nam và Trung Quốc gần như không có xuất, nhập khẩu nội tạng chính ngạch. Do vậy hàng thực phẩm bẩn từ Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua chủ yếu là đi đường tiểu ngạch. Trong khi đó, hiện phía Trung Quốc đang có dịch cúm gia cầm H7N9, năm qua có tới 94 người tử vong do dịch bệnh này, trong đó có những địa phương sát với Việt Nam như tỉnh Quảng Tây.
Về vấn đề hàng tạm nhập tái xuất có thẩm lậu vào Việt Nam hay không? ông Thành cho biết, hàng đông lạnh (chủ yếu là chân gà, các loại nội tạng gia súc, gia cầm…) tạm nhập vào Việt Nam là chính ngạch, và xuất đi cũng có kiểm soát của hải quan. Việc kiểm soát lực lượng thú y chủ yếu là các thủ tục tại cảng, không phải lấy mẫu kiểm tra về ATTP.
“Chẳng hạn lô hàng tạm nhập tái xuất đó chở từ cảng Hải Phòng đi các tỉnh biên giới xuất sang Trung Quốc, nhưng có xuất đi không, hay là quay ngược lại vào Việt Nam? Tôi thấy công an đã bắt được những trường hợp không tái xuất mà tiêu thụ nội địa, trong đó có sự tiếp tay của lực lượng chức năng”- ông Thành nói.
Ông Thành cũng lo ngại, khi hàng đông lạnh tạm nhập tái xuất sang Trung Quốc trót lọt rồi, nhưng sau đó, lại tuồn về Việt Nam theo đường tiểu ngạch. Theo ông, để ngăn chặn tình trạng này, lực lượng chức năng chỉ đạo đánh vào các đường dây, đầu nậu để xử lý, chứ không phải ở lực lượng cửu vạn bê vác.
Lãnh đạo Cục Thú y cho biết, việc tiêu hủy hàng hóa, xử lý phương tiện, đối tượng vi phạm còn nhẹ. Thậm chí, có tình trạng khi bị cơ quan chức năng bắt, đối tượng “bỏ của chạy lấy người”. “Chúng tôi đã báo cáo vấn đề này với Ban chỉ đạo 389, vấn đề vẫn là bắt được các đầu nậu”- ông Thành nói.
Thanh tra đột xuất về hóa chất, kháng sinh cấm
Chiều 5/1, ông Nguyễn Văn Việt, Chánh thanh tra Bộ NN&PTNT cho biết, năm 2016, ngành nông nghiệp tiếp tục xác định là năm nâng cao chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP. Trong đó, lực lượng thanh tra sẽ chuyển hướng, tăng thanh tra đột xuất, giảm thanh kiểm tra theo kế hoạch để xử lý vấn đề chất cấm và ATTP.
Những tháng cuối năm 2015, Thanh tra Bộ phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường -C49 (Bộ Công an) đã bóc được một số đường dây nhập khẩu, buôn bán lớn chất cấm trong chăn nuôi (chủ yếu là chất tạo nạc Salbutamol, và chất vàng ô là chất sử dụng phẩm màu công nghiệp). “Chúng tôi đã làm việc về vấn đề này với Bộ Y tế và họ đang họ triển khai các biện pháp kiểm soát. Sắp tới, nguồn cung chất cấm tạo nạc Salbutamol có thể giảm bớt”, ông Việt nói.