Công ty cổ phần liên doanh Việt – Tiệp là đơn vị thi công xây dựng công trình, đang thương thảo ký kết hợp đồng trọn gói. Trong quá trình thương thảo hợp đồng thi công xây dựng với chủ đầu tư, giữa các bên có vấn đề chưa thống nhất về việc thanh toán chi phí hạng mục chung.
Quyền kinh doanh nhập khẩu và phân phối dược phẩm
- Cập nhật : 14/07/2018
Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty CP Dược mỹ phẩm CVI đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn thực hiện hoạt động phân phối dược phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh theo quy đinh của Nghị định số 09/2018/NĐ-CP.
Công ty CP Dược mỹ phẩm CVI là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngành nghề kinh doanh là sản xuất mỹ phẩm, sản xuất thực phẩm chức năng, sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu; thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền bán buôn (không thành lập cơ sở bán buôn), quyền phân phối bán lẻ (không thành lập cơ sở bán lẻ) theo quy định của pháp luật.
Công ty đề nghị giải đáp, hoạt động “phân phối” như quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP có bao gồm việc tham gia vào khâu nào trong quá trình sản xuất không? Trong trường hợp Công ty tự sản xuất và thực hiện phân phối trực tiếp các hàng hóa do mình sản xuất ra thị trường trong nước thì có được xem là phân phối theo định nghĩa tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP không và Công ty có phải xin giấy phép kinh doanh cho hoạt động bán lẻ đối với các hàng hóa do công ty sản xuất theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP không?
Ngoài ra, Khoản 4 Điều 9 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP có quy định về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh cho hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên bao gồm: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí nhưng không có quy định về dược phẩm. Vậy trong trường hợp Công ty CP Dược mỹ phẩm CVI có nhu cầu xin giấy phép kinh doanh cho sản phẩm dược phẩm thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì và trình tự thủ tục như thế nào?
Về vấn đề này, Bộ Công Thương trả lời như sau:
Việc phân phối bán buôn, bán lẻ tại thị trường Việt Nam các hàng hóa do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất ra tại Việt Nam theo mục tiêu, dự án đầu tư đã đăng ký là quyền tiêu thụ hàng hoá do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất ra, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 của Chính phủ. Do vậy, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh theo quy đinh của Nghị định này.
Tuy nhiên, đối với các hàng hóa thuộc diện sản xuất, kinh doanh có điều kiện (ví dụ như dược phẩm), tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan. Trong trường hợp Công ty gặp vướng mắc đối với việc tiêu thụ dược phẩm do Công ty sản xuất ra tại Việt Nam, đề nghị Công ty liên hệ với Bộ Y tế để được xem xét, giải quyết theo đúng thẩm quyền.
Nghị định số 09/2018/NĐ-CP không có quy định về việc cấp Giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện quyền nhập khẩu, phân phối dược phẩm. Theo quy đinh tại Thông tư số 34/2013/TT-BCT ngày 24/12/2013 của Bộ Công Thương, dược phẩn (bao gồm các mặt hàng thuốc theo quy định tại Luật Dược) là hàng hóa tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền phân phối.
Dược phẩm là hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế. Do vậy, đối với việc kinh doanh nhập khẩu và phân phối dược phẩm, đề nghị Công ty liên hệ với Bộ Y tế để được xem xét, giải quyết theo đúng thẩm quyền.
Theo Chinhphu.vn