Ông Nguyễn Trần Linh (Hà Nội) làm việc tại công ty cổ phần, có 51% vốn Nhà nước. Nay công ty đầu tư dự án nhà ở (tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng), nguồn vốn gồm vốn tự có, vốn vay ngân hàng và vốn huy động khác.
Hỗ trợ tối đa 10 tỷ đồng xây dựng hạ tầng phục vụ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- Cập nhật : 21/07/2018
Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 do Chính phủ ban hành về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có hiệu lực thi hành từ 20/8/2018. Nghị định quy định các mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với các dự án hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trong đó bao gồm cả việc hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết.
Theo đó, các dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng.
Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ thực hiện theo các kế hoạch, chương trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư và nguồn vốn từ các chương trình, dự án hợp pháp khác.
Bên cạnh đó, vấn đề hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng được quy định chi tiết. Cụ thể, chủ trì liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 300 triệu đồng, bao gồm tư vấn, nghiên cứu để xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường.
Ngoài phần hỗ trợ nêu trên, các bên tham gia liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện các nội dung như: Xây dựng mô hình khuyến nông; Đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường; Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã. Đồng thời, ngân sách hỗ trợ tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.
Tuy nhiên, để nhận được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, các bên tham gia liên kết phải đáp ứng đồng thời các điều kiện gồm: Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Giấy chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; Dự án liên kết hoặc kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Liên kết cũng phải đảm bảo ổn định: Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 01 năm trở lên, thời gian liên kết tối thiểu là 05 năm; Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 01 năm, thời gian liên kết tối thiểu là 03 năm.
Theo Tapchitaichinh.vn