Trọng tâm của hội thảo là tham luận "Triển vọng nền kinh tế Nhật Bản và những tác động tới các nước thuộc khối ASEAN" do nhà kinh tế học nổi tiếng Nhật Bản Heizo Takenaka trình bày. Hội thảo diễn ra vào chiều ngày 19/10/2017 tại tầng 3, Trung tâm nguồn nhân lực Việt Nhật (VJCC), Đại học Ngoại Thương, 91 Chùa Láng, Đống Đa,Hà Nôi. Dự kiến thu hút hơn 300 học giả và CEO đến từ các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam tới tham dự cùng thảo luận.
Quy định về xử lý tài chính các khoản nợ khó đòi
- Cập nhật : 29/08/2017
Giải đáp vướng mắc của ông Huỳnh Quãng (Đà Nẵng) về những quy định liên quan đến x xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi của doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã hướng dẫn cụ thể nội dung này.
Điểm a, Khoản 4, Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC hướng dẫn "... Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau: Đối với tổ chức kinh tế: Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: Xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán".
Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Quãng, trên thực tế, rất nhiều khách hàng của doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nhưng không thực hiện thủ tục ngừng hoạt động, hoặc đăng ký giải thể, phá sản. Do đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư khi được hỏi cũng không xác nhận được khách hàng này đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả.
Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp khởi kiện những khách hàng này thì tòa tuyên buộc khách hàng phải trả nợ nhưng sau đó thi hành án không được và chỉ có trả lời của cơ quan thi hành án là hiện khách hàng chưa có khả năng thi hành án.
Như vậy, nếu đối chiếu quy định nêu trên thì các doanh nghiệp không đủ điều kiện xử lý tài chính các khoản nợ này mặc dù khách hàng đã mất khả năng chi trả. Doanh nghiệp đã tiến hành đầy đủ các thủ tục để yêu cầu trả nợ và yêu cầu thi hành án theo đúng quy định pháp luật nhưng không thu hồi được.
Ông Huỳnh Quãng đề nghị cơ quan chức năng giải đáp, những khoản nợ khó đòi mà sau khi doanh nghiệp đã khởi kiện có bản án/quyết định của tòa án tuyên buộc khách hàng phải trả nợ, nhưng không thể thi hành án được, thì có đủ cơ sở để tiến hành xử lý tài chính các khoản nợ này hay không? Nếu không, ông đề nghị hướng dẫn doanh nghiệp cách xử lý tài chính các khoản nợ này để phù hợp với quy định của pháp luật.
Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Đối với các khoản nợ phải thu có đủ điều kiện xác định là khoản nợ khó đòi theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải tiến hành trích lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi để tạo nguồn xử lý khi tổn thất xảy ra.
Đối với khoản nợ không có khả năng thu hồi, tại Khoản 4, Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC quy định:
"a) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau:
- Đối với tổ chức kinh tế:
+ Khách nợ đã giải thể, phá sản: Quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật Phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức.
+ Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: Xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán.
- Đối với cá nhân phải có một trong các tài liệu sau:
+ Giấy chứng từ (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ.
+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống hoặc đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ.
+ Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả.
b) Xử lý tài chính:
Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được (do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác…).
Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp vẫn phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và được phản ánh ở ngoài bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 10 năm, tối đa là 15 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác.
c) Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi doanh nghiệp phải lập hồ sơ sau:
- Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ giá trị của từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế (sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được).
- Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán, biên bản đối chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận hoặc Bản thanh lý hợp đồng kinh tế hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc các tài liệu khách quan khác chứng minh được số nợ tồn đọng và các giấy tờ tài liệu liên quan.
- Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp.
d) Thẩm quyền xử lý nợ:
Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên) hoặc chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến các khoản nợ để quyết định xử lý những khoản nợ phải thu không thu hồi được và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý trách nhiệm theo chế độ hiện hành".
Về nội dung kiến nghị xử lý vướng mắc đối với trường hợp như ông Huỳnh Quãng nêu, Bộ Tài chính sẽ tiếp thu, nghiên cứu để sửa đổi quy định tại Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính cho phù hợp.
Theo chinhphu.vn