Tùy thuộc quy mô, đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý mà doanh nghiệp được tự lựa chọn chế độ kế toán áp dụng theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC hoặc Thông tư số 133/2016/TT-BTC.
Muốn kiếm được nhiều tiền thì đừng làm 'người tốt'!
- Cập nhật : 26/05/2018
Một bài báo xuất hiện gần đây trên tạp chí Harvard Business Review đã đưa ra một kết luận giật mình: Những người tử tế không thành công ở nơi làm việc bằng những người xấu tính.
Tác giả Miriam Gensowski (từ Đại học Copenhagen) đã mô tả nghiên cứu mà bà công bố trong năm nay trên tập san Labour Economics. Genswoski đã phân tích kết quả của nghiên cứu Terman, vốn thực hiện trên 1500 cá nhân có IQ cao, theo sát họ từ khi còn nhỏ đến khi già (những năm 1920 đến những năm 1990).
Bà đặc biệt chú ý đến sự liên quan giữa tính cách lúc còn nhỏ, thu nhập cả đời, và trình độ học vấn đề tìm ra yếu tố nào ảnh hưởng đến thành công trong sự nghiệp và khi nào thì chúng tác động.
Kết quả cho thấy những nam giới dễ mến – nghĩa là thân thiện và hòa đồng – có thu nhập thấp hơn đáng kể so với những nam giới khác. Điều này không đúng lắm với các lao động trẻ, mà chỉ thể hiện rõ khi nam giới bước sang tuổi 30, và rõ nét nhất ở độ tuổi 40-60.
Theo Gensowski, người đàn ông nào nằm ở top 20% dễ mến nhất sẽ có thu nhập ít hơn khoảng 270 ngàn USD trong suốt cuộc đời so với những nam giới trung bình khác.
2 nét tính cách khác cũng rất nổi bật trong nghiên cứu của bà là sự hướng ngoại và sự tận tâm chu đáo. Những nam giới ghi điểm cao ở 2 nét tính cách này thường có thu nhập cao hơn: một nam giới ghi điểm trung bình về sự hướng ngoại kiếm được khoảng 600 ngàn USD nhiều hơn (trong cả cuộc đời) so với những người nằm ở nhóm 20% có điểm hướng ngoại thấp nhất.
Gensowski cũng nhấn mạnh rằng tác động của tính cách thể hiện mạnh mẽ nhất ở những người có trình độ học vấn cao. Sự tận tâm, hướng ngoại và hơi ‘đáng ghét’ ở một người đàn ông có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ còn làm rõ sự khác biệt hơn so với một người chỉ có bằng cử nhân.
Tuy nhiên điều này phản ánh không rõ ở phụ nữ vì trong nghiên cứu của Gensowski, chỉ có một nửa phụ nữ là đi làm (nghiên cứu này bắt đầu từ những năm 1920, khi cơ hội việc làm cho phụ nữ cực kỳ hạn chế).
Kết quả nghiên cứu của Gensowski cũng được ủng hộ bởi các nghiên cứu trước đó. Chẳng hạn, một nghiên cứu năm 2012 cho biết những người đàn ông dễ mến thường kiếm được ít tiền hơn so với những người khác, và điều này gần như không xảy ra ở phụ nữ.
Các nghiên cứu khác còn cho thấy những người dễ mến – đặc biệt là nam giới – ít có khả năng nắm giữ vị trí lãnh đạo. Trong khi đó, những người thể hiện cả 2 nét tính cách là tận tâm và hướng ngoại đều có nhiều khả năng trở thành lãnh đạo.
Trong cuốn sách "Thói quen lãnh đạo" (2013) của mình, nhà tâm lý học Art Markman nói rằng các nhân viên đều đánh giá cao những nhà quản lý có thể đưa ra những ý kiến phản hồi thẳng thắn – và những người dễ mến thì rất khó có thể phê bình và đánh giá đúng đắn người khác.
Nhưng có một điều chúng ta cần chú ý: Như Martman viết, những người có tính khí khó chịu thường rất dễ bị đuổi việc và ít khi được người khác quý mến.
Theo Trí thức trẻ