Nhờ vào các cửa hàng, các trang web giới thiệu sản phẩm, các hệ thống phân phối rộng rãi, các nhà kinh doanh mới có thể làm cho sản phẩm của mình tiếp cận được với khách hàng một cách nhanh chóng và thúc đẩy doanh thu.
Bạn đang là Giám đốc thương hiệu??? Hãy thử làm bài trắc nghiệm này với chúng tôi … (Phần 1)
- Cập nhật : 16/09/2015
(Thuong hieu)
Bạn nhận được điện thoại từ một công ty tầm cỡ. Hội đồng quản trị của công ty đã quyết định thuê bạn để xây dựng chiến lược thương hiệu cho công ty. Bạn chỉ có 2 tuần để hoạch định tương lai cho thương hiệu của bạn. Hãy đưa ra những quyết định đúng nhất thì mới có cơ may thành công, còn ngược lại thì
Tuần đầu tiên
Ngày thứ 1: CEO của bạn đang rất hào hứng về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu. Ông ấy đã tham khảo rất nhiều sách vở và biết được khả năng cải thiện công việc kinh doanh của một thương hiệu mạnh. Ông đề nghị bạn tuyển một hoạ sỹ sáng tạo để thiết kế cho logo của thương hiệu. Bạn sẽ nói gì với cấp trên của mình?
a. Tôi có thể tự mình hoàn thành công tác này.
b. Sếp thật là sáng suốt! Tôi sẽ thi hành ngay đây.
c. Một thương hiệu còn cần nhiều yếu tố khác chứ không chỉ có bề ngoài.
Một thương hiệu đâu phải chỉ có vẻ bề ngoài. Để hiểu được thương hiệu, đôi lúc chúng ta phải nghĩ về nó như một con người thật sự. Một thương hiệu mạnh có một cá tính, một lý lịch hẳn hoi và cả một quá trình tiếp xúc với khách hàng. Không ai đánh giá thương hiệu qua vẻ bề ngoài. Đáp án c là hợp lý nhất.
Ngày thứ 2: Để kéo CEO của mình về với thực tế, bạn đề nghị sẽ trình bày trước ông và toàn thể Hội đồng quản trị về vai trò của việc xây dựng thương hiệu. Bạn sẽ chuyển thông điệp nào trong số các thông điệp sau đến các vị lãnh đạo của mình?
a. Tất cả mọi thương hiệu đều có giá trị - vì chúng làm thay đổi hành vi của khách hàng.
b. Một thương hiệu mạnh rất có giá trị - vì nó giúp chúng ta có được khách hàng trung thành.
c. Một thương hiệu mạnh rất có giá trị - vì nó có thể giúp ích cho công ty.
Một trong những thế mạnh của thương hiệu là tạo ra khách hàng trung thành cho sản phẩm. Một thương hiệu mạnh thật sự có thể thay đổi hành vi của khách hàng: giảm thiểu nguy cơ khách hàng tìm đến với các thương hiệu cạnh tranh khác, và khiến cho doanh nghiệp vững vàng hơn trước sự cạnh tranh về giá trên thị trường. Câu b là chính xác.
Ngày thứ 3: Giám đốc tài chính cũng tham gia vào buổi thuyết trình của bạn và nói “Tôi biết có nhiều doanh nghiệp còn đưa cả thương hiệu và trong Bản cân đối tài chính của mình, đúng là rỗi hơi!”, bạn sẽ ứng xử thế nào trong trường hợp này:
a. Thương hiệu là tài sản, nó bảm đảo lợi nhuận tiềm năng cho doanh nghiệp.
b. “Cân đối tài chính” là một trong những chìa khóa thành công của các thương hiệu mạnh
c. Thương hiệu có mặt trong báo cáo tài chính ư ? Điều đó quá mới mẻ và không có cơ sở
Thương hiệu thật sự là một tài sản (cho dù nó có thể không được công nhận trên một vài sổ sách kế toán), hơn nữa nó là một tài sản giá trị lớn nhất của doanh nghiệp vì nó tác động đến hành vi mua hàng, và tạo dựng lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Vì thế nó sẽ đảm bảo lợi nhuận tiềm năng cho doanh nghiêp. Câu a.
Ngày thứ 4: Chúc mừng ! Bạn đã thật sự thuyết phục Hội đồng quản trị, bây giờ bạn được cấp một ngân sách cần thiết và có quyền xây dựng một nhóm làm việc cho mình. Bạn lựa chọn được 3 người xuất sắc nhất, và mỗi người sẽ được phát biểu định nghĩa của mình về thương hiệu, bạn sẽ chọn :
a. Người đầu tiên định nghĩa thương hiệu là một sự cam kết
b. Người thứ hai định nghĩa thương hiệu như một loại tài sản cấu thành bởi những yếu tố như: tên nhãn hiệu, biểu tượng, hình ảnh…
c.Người thứ ba định nghĩa thương hiệu là sự tổng hợp các nhận thức trong tâm trí khách hàng.
Định nghĩa này mang tính đúng đắn nhất. Sự tổng hợp của các nhận thức sẽ giúp thương hiệu tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng, của nhân viên, của các cổ đông và những người liên quan. Tại sao nó lại đúng?Thứ nhất, nó xác định rằng thương hiệu không phải là sản phẩm, nó là giá trị vô hình và tồn tại chỉ trong nhận thức. Thứ hai, nó sẽ giúp việc quản trị thương hiệu được định hướng rõ ràng: nhiệm vụ của nhà quản trị thương hiệu là phải trông nom mọi thứ mà khách hàng nhận xét về thương hiệu, về công ty và sản phẩm của bạn. Bạn phải chọn câu c thì mới đúng.
Ngày thứ 5: Đội ngũ của bạn đã biết thương hiệu mạnh là động lực thúc đẩy mua hàng, bạn sẽ nói với họ thêm đặc điểm nào khác của một thương hiệu mạnh ? Nó phải là:
a. Không thay đổi theo thời gian
b. Khác biệt so vói đối thủ cạnh tranh
c. Uy tín, sự lôi cuốn và tăng giá trị
Thương hiệu mạnh phải là động lực thúc đẩy mua hàng, và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Sự kêt hợp của 2 yếu tố trên tạo nên sức mạnh cho thương hiệu. Bạn nên chọn câu b.
Ngày thứ 6: Bạn có cuộc gặp gỡ với giám đốc điều hành để trình bày về kế hoạch của bạn, và ông ta nói rằng ông hiểu rõ giá trị của một thương hiệu là “sự bảo hiểm cho khách hàng”, bạn sẽ nói gì với ông ta:
a. “Tôi xin lỗi nhưng tôi nghĩ rằng yếu tố bảo hiểm của thương hiệu đã lỗi thời”
b. “Cảm ơn, tôi sẽ không biết làm thế nào nếu không có sự giúp đỡ của ngài”
c. “Bảo hiểm chỉ là một trong những giá trị của thương hiệu”
Thương hiệu là một sự bảo đảm cho khách hàng những giá trị họ nhận được nhưng với sức mạnh của mình nó còn làm được nhiều hơn thế: nó chạm đến thế giới tưởng tượng và đem lại những giá trị vô hình. Thương hiệu sẽ thể hiện hình ảnh mà khách hàng muốn trở thành, hay giúp họ đạt được ước muốn của họ. Hãy nhìn những thương hiệu xung quanh bạn: Tại sao bạn chọn nó? Bạn chọn nó được bao lâu? Nó có ý nghĩa gì đối với bạn? Nó đem đến cho bạn nhiều hơn là sự yên tâm về một sản phẩm / dịch vụ. Vậy là câu c rồi.
Ngày thứ 7: 6 ngày đã trôi qua và bạn có cuộc họp đầu tiên với đội ngũ làm việc của mình. Một người đề nghị rằng bạn cần có một bức tranh về sức khỏe thương hiệu hiện tại. Bạn sẽ làm gì đầu tiên:
a. Tổ chức hội thảo các nhà quản trị.
b. Gọi một công ty nghiên cứu thị trường và đặt hàng họ một cuộc nghiên cứu về “nhận thức của khách hàng“ đối với thương hiệu của bạn.
c. Dành thời gian liệt kê tất cả đối tượng mà thương hiệu của bạn hướng đến.
Câu hỏi khó, nhưng đây là trả lời đúng nhất. Người ta thường chỉ cho rằng những đối tượng mà một thương hiệu hướng đến là người tiêu dùng hay các khách hàng của bạn. Thật sự là, các nhân viên, các cổ đông, người đầu tư,nhà sản xuất và các đối tác chiến lược cũng là đối tượng của một thương hiệu mạnh. Nhận thức của tất cả những người liên quan về thương hiệu của bạn sẽ là nhân tố quyết định trong sự thành công của một thương hiệu. Lại là đáp án c.