tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Từ Chateau Dalat, hiểu thêm về thị trường vang Việt cao cấp

  • Cập nhật : 24/01/2016

(Kinh doanh)

Sự chào đón nồng nhiệt của thị trường dành cho Chateau Dalat - thương hiệu Việt đầu tiên trên phân khúc vang cao cấp - đã mang đến sự ngạc nhiên lớn, không chỉ cho giới kinh doanh đồ uống, mà còn là cộng đồng doanh nghiệp và những người quan sát thị trường.

Ngạc nhiên bởi xu hướng “hướng nội” rõ nét của người tiêu dùng Việt sau thời gian dài bị đánh giá là quá “chuộng ngoại”, đặc biệt là với các sản phẩm có nguồn gốc từ phương Tây như vang.

“Bắt mạch” thị trường và tâm lý tiêu dùng

Theo ước tính sơ bộ, trong năm qua, thị trường Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 32 triệu lít vang. Có thể thấy, văn hóa vang đang nhanh chóng lan tỏa cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong ẩm thực Việt hiện đại. Không chỉ trong những sự kiện lớn hay các dịp trọng thể của giới thượng lưu, vang đã trở thành thức uống phổ chúng cho nhiều tầng lớp tiêu dùng. Với đà tăng trưởng này, Việt Nam trở thành “thỏi nam châm” cực mạnh thu hút giới kinh doanh vang toàn cầu ở tư cách là một trong những thị trường triển vọng nhất châu Á.

Sôi động - đầy đa dạng, nhưng vốn là quốc gia không có truyền thống sản xuất vang nên đại đa số nguồn cung chủ yếu trên thị trường Việt Nam đến từ vang ngoại nhập, với rất nhiều sản phẩm, nhãn hiệu vang của khắp các quốc gia, cùng mọi phân khúc giá cả, cũng như sự yêu chuộng vang châu Âu của thực khách Việt. Điển hình là vang Pháp chiếm vị trí hàng đầu trong nhận thức của công chúng về uy tín, vị thế lẫn tỷ trọng trong tổng doanh số nhập khẩu. Tiếp đến là vang Ý, Đức, Áo… cũng rất được thực khách Việt tin dùng.

chateau dalat co the ket hop hai hoa voi hau het mon an viet hoac mon au

Chateau Dalat có thể kết hợp hài hòa với hầu hết món ăn Việt hoặc món Âu

Tuy nhiên, gần đây, cùng sự phổ biến nhanh chóng và rộng khắp, vang đang thu hút một lượng lớn “tín đồ" trẻ là thế hệ người tiêu dùng Việt hiện đại, phóng khoáng, có nhu cầu rất cao với những nguồn cảm hứng mạnh mẽ, tươi mới. Do vậy, thị trường cũng bắt đầu chứng kiến sự “lên ngôi” của “vang Thế giới mới”, tức là có xuất xứ từ các quốc gia vốn không phải là quê hương của vang như Mỹ, Úc, New Zealand, Chile, Nam Phi…

“Vang Thế giới mới” được làm từ nguồn nho trồng ở môi trường có nhiệt độ cao hơn, cùng sự biến tấu, thích nghi với các nền văn hóa trẻ nên phẩm chất cũng có sự khác biệt so với vang từ “quê hương” châu Âu và Trung Á. Chính vì thế, “vang Thế giới mới” thường nồng đậm hơn, cho cảm giác lôi cuốn rõ nét và tinh thần sáng tạo mạnh mẽ.

Đây cũng chính là những yếu tố mà thế hệ “tín đồ” vang mới của Việt Nam tìm kiếm. Và không quá bất ngờ khi vang Úc, New Zealand, Chile đã “soán ngôi” để chiếm những vị trí hàng đầu trên thị trường Việt Nam, chỉ sau vang Pháp.

Cơ hội nào cho vang Việt cao cấp?

Ở phân khúc tầm trung, thị trường đã chứng kiến sự trưởng thành rõ rệt và khả năng chiếm giữ thị phần ổn định của các thương hiệu vang nội địa. Công chúng bình dân dễ chọn vang nội vì khẩu vị, sự thuận tiện và cảm giác thân quen.

mau hop doi chateau dalat

Mẫu hộp đôi Chateau Dalat

Nhưng trên phân khúc từ 200.000 đồng trở lên cho mỗi chai vang 750ml, và trước khi Chateau Dalat xuất hiện, hoàn toàn không có sản phẩm hay thương hiệu trong nước. “Cuộc chơi” hoàn toàn dành cho vang ngoại nhập.

Đồng thời, cũng có rất nhiều lý do để trước đây, người tiêu dùng sành điệu không chú trọng đến vang Việt. Trong đó, lý do hàng đầu là tâm lý tiêu dùng. Kể cả khi không sành vang, khách hàng vẫn chọn vang từ các nguồn gốc uy tín như Pháp, Ý, Úc, Chile… để có sự an toàn cho phong cách và đẳng cấp. Mặt khác, đã từng có thời, không nhà làm vang nội địa nào “dám” nghĩ đến phân khúc cao, thị trường hoàn toàn vắng bóng vang Việt cao cấp đúng nghĩa cho lựa chọn…

Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế đã đem đến nhiều thay đổi. Cùng với đó, bắt đầu xuất hiện những thương hiệu có tư duy mới mẻ. Và Chateau Dalat là trường hợp điển hình như một kết quả của sự đột phá về chiến lược, tầm nhìn, năng lực sản xuất, kinh doanh từ nhà làm vang Ladora Winery.

Bằng quyết tâm tiến sâu vào con đường làm vang chuyên nghiệp, Ladora Winery đã dành nhiều năm liền để đầu tư, nghiên cứu, thử nghiệm và sáng tạo với khát vọng mang đến sự lựa chọn mới cho người tiêu dùng, cùng cơ hội hiện diện của vang Việt trên thị trường vang cao cấp.

vung nguyen lieu cho nho lam vang cua ladora winery

Vùng nguyên liệu cho nho làm vang của Ladora Winery

Chính vì vậy, ngay khi vừa được giới thiệu ra thị trường, sản phẩm Chateau Dalat lập tức nhận được sự chú ý của giới kinh doanh lẫn thực khách sành vang, với chất lượng, hình ảnh cao cấp đúng nghĩa, và hương vị nồng nàn, lôi cuốn theo tinh thần của “vang Thế giới mới”.

Bên cạnh đó, dù có rất nhiều sản phẩm ngoại nhập để lựa chọn, nhóm thực khách sành điệu vẫn “hướng nội” hơn, thể hiện rõ nhu cầu tìm kiếm và đón nhận những sản phẩm nội địa có đẳng cấp thực sự.

Có thể thấy, sự gặp gỡ, tương thích về đẳng cấp giữa cung và cầu đã giúp Chateau Dalat nhanh chóng chinh phục thị trường. Công chúng cũng phấn khích khi lần đầu tiên được lựa chọn hương vị Việt đúng chuẩn vang cao cấp. Từ đây, chúng ta hoàn toàn tin rằng, cơ hội dành cho vang Việt là rất lớn nếu nhà làm vang thấu hiểu được công chúng và mang đến cho họ những sản phẩm xứng đáng để nhận được sự cổ vũ, ủng hộ.

Chateau Dalat đang có 4 dòng sản phẩm: Tradition, Special, Reserve và Signature. Ra mắt vào tháng 9/2015, Chateau Dalat đã được giới khách hàng thượng lưu, cộng đồng doanh nhân, chuyên gia ẩm thực… chào đón và ủng hộ nồng nhiệt. Đồng thời, Chateau Dalat đã bắt đầu hiện diện rộng rãi trên hệ thống siêu thị và nhiều nhà hàng, khách sạn lớn trên toàn quốc.

(Theo Dân Trí)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục