Trong 9 tháng đầu năm 2017, có hơn 2,26 triệu lượt khách đến đảo ngọc Phú Quốc, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước.

Những bức hình vui nhộn thể hiện sự "hụt hơi" của nhiều thương hiệu Việt Nam trên chính sân nhà đang nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng.
Mới đây, một blogger có tên Cabonara Nguyen đã đăng tải bộ hình vẽ với chủ đề chính là tình trạng các thương hiệu thuần Việt đang chật vật cạnh tranh với các công ty nước ngoài trên thị trường nội địa.
Chỉ sau vài giờ xuất hiện, những bức hình với nội dung hài hước nhưng không kém phần nhức nhối đã gây sốt trên cộng đồng mạng và được hàng loạt fanpage lớn chia sẻ lại.
Alipay, Wechatpay… đang đè cả "trọng tài" ra để sút bóng vào lưới trống.
Sự yếu thế của các thương hiệu Việt khiến nhiều người cảm thấy giật mình. Trong lĩnh vực trung gian thanh toán, Alipay và Wechat Pay được ví von như những cầu thủ phá vỡ luật chơi, một mình một sân để ghi bàn. Mai Linh khóc ròng nhìn Uber và Grab tranh nhau miếng bánh của ngành vận tải. Hãng điện thoại quốc dân Mobiistar gắng gượng chống đỡ sức mạnh của người khổng lồ Apple, bên cạnh hình ảnh chàng đấu sĩ FPT Mobile đã rời bỏ cuộc chơi…
9 bức hình với 9 ngành kinh doanh đang chứng kiến cảnh các thương hiệu Việt oằn mình chống đỡ hoặc bất lực nhìn các công ty nước ngoài chiếm lĩnh thị trường, khiến người xem không thể không cảm thấy xót xa.
Bên cạnh các ý kiến đồng tình, chỉ ra thêm các thương hiệu Việt khác cũng đang lâm vào tình cảnh "thất thủ" ngay tại chính sân nhà, cũng nhiều dân mạng tỏ ra lạc quan và nói về những điều tích cực.
Thương hiệu điện thoại Việt Mobiistar oằn mình chống đỡ iPhone của Apple và các ông lớn khác.
Tài xế Mai Linh khóc ròng khi Uber và Grab cùng nhau chiếm lĩnh thị trường vận tải
Cốc Cốc đang vất vả cạnh tranh với những "người khổng lồ" Google, Facebook trong mảng tiếp thị trực tuyến.
Các thương hiệu đồ ăn Việt Nam đang ở đâu trong cuộc chiến của KFC, Lotteria, McDonald’s…?
Phúc Long có bứt phá được trong cuộc chạy đua với các nhãn hiệu đồ uống ngoại nhập?
Dạ Lan ngắc ngoải "bơi" cùng các ông lớn P/S, Colgate, Closeup…
Vinaxuki - Niềm hy vọng của xe hơi thuần Việt đang ở rất xa trong cuộc đua này.
Xá xị Chương Dương đang bị Cocacola, Pepsi "ăn hiếp" trên chính sân nhà?
Yến Anh - Ảnh: FB Nguyễn Ngọc Long
Theo Nld.com.vn
Trong 9 tháng đầu năm 2017, có hơn 2,26 triệu lượt khách đến đảo ngọc Phú Quốc, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước.
Amazon dường như đang muốn bước chân vào thị trường trang phục thể thao, hợp tác với cùng công ty đang sản xuất hàng cho những thương hiệu lớn.
Trước khi hợp tác với Vietlott, Berjaya - một tập đoàn lớn của doanh nhân gốc Hoa làm chủ - đã có sơ đồ "cắm rễ" khá dày đặc ở Việt Nam với việc sở hữu nhiều dự án bất động sản, khu nghỉ dưỡng và khách sạn 5 sao.
Joe Ades là một bậc thầy bán hàng theo phương thức cổ điển. Ông tạo ra cả gia tài kếch xù chỉ bằng việc kiếm 5 USD mỗi lần bán hàng tại một góc phố Manhattan bận rộn.
“Việc định giá thương hiệu Hãng phim truyện Việt Nam với giá 0 đồng là điều không chấp nhận được. Tôi không hiểu hội đồng thẩm định nào lại đưa ra giá 0 đồng như vậy, dựa trên căn cứ nào?'- TS Lê Đăng Doanh
Các doanh nghiệp sản xuất thùng cactông, giấy bao bì trong nước đang điêu đứng bởi giá giấy cuộn cactông tăng chóng mặt và khan hiếm, do thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam thu gom sạch sản phẩm này với giá cao.
Mike Novogratz đang sắp sửa thành lập một quỹ phòng hộ trị giá 500 triệu USD chuyên đầu tư vào các tài sản ảo và những công nghệ liên quan.
Theo thông tin riêng từ tờ DealstreetAsia, Foody có thể đã bị thâu tóm bởi Sea, với tỉ lệ lên tới 82%.
Các nhà bán lẻ nước ngoài tận dụng chiêu mua bán sáp nhập để đánh chiếm thị trường Việt Nam nhanh chóng, dễ dàng và an toàn.
Trong giai đoạn năm 2015, MPC dự kiến tăng vốn điều lệ từ 700 tỉ đồng lên 1.000 tỉ đồng, nhưng cho đến nay công ty vẫn chưa thực hiện được.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự