Làm thế nào để có thể vận hành trơn tru hệ thống bán lẻ có quy mô hàng đầu Việt Nam, với 1500 siêu thị tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam, hơn 31 ngàn nhân viên cùng 4 thương hiệu thegioididong.com, dienmay.com, bachhoaxanh.com, vuivui.com, doanh thu đạt 3 tỷ USD, khi vị chủ tịch chỉ dành vài tiếng một ngày cho công việc?
Thuốc chữa ung thư: Thị trường béo bở, đầy nguy hiểm...
- Cập nhật : 23/08/2017
Lợi dụng tâm lý chữa bệnh bằng mọi giá, “còn nước còn tát” của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ung thư thì nhiều kẻ đã tìm cách làm giả giấy tờ, nhập khẩu thuốc chữa ung thư kém chất lượng vào thị trường…
Hôm qua (21/8), tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức và buôn lậu xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma thì người ta mới giật mình về thông tin có tới 9.300 hộp thuốc được nhập về. Dù Cục Quản lý dược đã phát hiện, niêm phong kịp thời nhưng nỗi ám ảnh về thuốc ung thư giả vẫn còn, nhất là trong bối cảnh tỉ lệ ung thư đang tăng cao.
Thị trường béo bở, đầy nguy hiểm nhưng không được cảnh báo
Cách đây vài năm, Interpol đã cảnh báo về việc Châu Á, trong đó có Việt Nam đang trở thành thị trường béo bở đối với các loại thuốc ung thư giả. Lý do là thuốc chống ung thư rất đắt nên việc buôn bán càng siêu lợi nhuận. Các loại thuốc làm giả chủ yếu là “ăn theo” các loại đã có thương hiệu mạnh trên thị trường.
Về tình hình buôn bán tân dược giả, một trong những khó khăn trong việc phòng, chống thuốc tân dược giả là mỗi quốc gia có đăng ký nhập 15.000 - 20.000 loại thuốc khác nhau nên tội phạm dễ dàng đưa thuốc vào.
Cũng không lâu, Tân Hoa xã đã đưa ra khuyến cáo người tiêu dùng không mua trực tuyến các loại thuốc chữa ung thư nhập khẩu trái phép vì hầu hết số thuốc này là giả. Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Trung Quốc (CFDA) chỉ rõ việc bán toàn bộ các dược phẩm chữa ung thư phải theo đơn của bác sĩ và cho biết, việc bán các thuốc theo đơn trên mạng là không được phép.
Hay đầu năm 2017, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đang khuyến cáo người tiêu dùng tránh 65 sản phẩm giả được bán qua mạng với lời khẳng định là chúng có thể chữa trị, chẩn đoán và ngăn ngừa ung thư.
Ở Việt Nam tình trạng thuốc chữa ung thư giả cũng ít được khuyến cáo cho đến khi vụ việc ở Công ty cổ phần VN Pharma bị đưa ra ánh sáng với hàng ngàn hộp thuốc đưa ra thị trường.
Nguy cơ cao
Số lượng Capicitabine 500mg về kho, do không có hồ sơ kỹ thuật thuốc cũng như tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm thuốc để nộp cho Cục Quản lý dược thẩm định theo quy định của Bộ Y tế là thuốc dùng trong chữa trị một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư đại tràng, trực tràng. Thuốc hoạt động bằng cách làm chậm hoặc ngăn sự tăng trưởng các tế bào ung thư và giảm kích thước khối u.
Một loại thuốc khác bị phát hiện là có nhiều thuốc giả trà trộn trên thị trường là Prednisolon - dùng để chữa và kết hợp để chữa ung thư như u lympho, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn cuối.
Đầu năm 2017, Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương Vidipha tại TPHCM phát hiện nhiều loại thuốc Prednisolon 5mg chai 500 viên nén ghi Công ty Vidipha sản xuất. Nghi ngờ đây là thuốc giả vì Vidipha không sản xuất loại chai 500 viên nén cũng như số đăng ký trên nên họ lần tìm và phát hiện thuốc này được bán tại hai cửa hàng của Công ty TNHH dược phẩm Thiện Duy ở 134/1 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, TPHCM. Công ty Vidipha báo cáo vụ việc lên Sở Y tế TPHCM. Sau khi tiến hành kiểm nghiệm số chai thuốc Prednisolon 5mg chai 500 viên nén nghi ngờ làm giả thì kết quả cho thấy, mẫu thuốc Prednisolon 5mg là thuốc giả vì không đạt chỉ tiêu định tính theo tiêu chuẩn.
Được biết, không chỉ bị làm giả tuồn ra chợ dược ở TPHCM, cùng thời điểm, thuốc Prednisolon 5mg giả cũng được phát hiện tại Trung tâm dược phẩm Hapu ở Hà Nội.
Theo một số chuyên gia dược, Prednisolon ngoài kết hợp để chữa ung thư, tác dụng chữa: Viêm khớp dạng thấp, lupút ban đỏ toàn thân, một số thể viêm mạch; viêm động mạch thái dương và viêm quanh động mạch nút, bệnh sarcoid, hen phế quản, viêm loét đại tràng, thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu hạt, và những bệnh dị ứng nặng gồm cả phản vệ. Nếu dùng thuốc giả đối với một số bệnh như viêm cầu thận thì người dùng có thể tử vong.
Ngay sau khi phát hiện thuốc giả, tháng 1.2017 Cục Quản lý dược vừa có công văn khẩn đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố, y tế các ngành về việc khẩn trương rà soát, ngừng sử dụng thuốc, kinh doanh và thu hồi thuốc Prednisolon 5mg giả.
Trong “một rừng thuốc” chữa ung thư, mới có hai loại thuốc bị “điểm danh”, đến lúc cần có một cuộc kiểm tra tổng thể về vấn đề này.
Vụ buôn lậu tại Cty CP VN Pharma - Giả hồ sơ buôn thuốc rởm
Ngày 21/8, diễn biến phần thẩm vấn của Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND TPHCM, phiên tòa vụ buôn lậu xảy ra tại Cty cổ phần VN Pharma (dự kiến diễn ra 8 ngày xét xử) cho thấy không những làm giả hồ sơ để nhập khẩu thuốc, mà thuốc chữa bệnh cho người lại là thuốc rởm.
Thẩm vấn tại tòa, bị cáo Nguyễn Minh Hùng (nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Cty VN Pharma) cho rằng làm hồ sơ giả để nhập lô hàng là thuốc chữa bệnh ung thư do bị cáo Cường cung cấp. Còn bị cáo Võ Mạnh Cường (nguyên Giám đốc Cty Hàng hải Quốc tế H&C) là môi giới bán thuốc, lại đổ thừa là phía đối tác nước ngoài cung cấp vậy, không biết là giả.
Cả hai bị cáo Cường và Hùng được xác định là đứng đầu cùng 7 bị cáo khác là đồng phạm. Bước đầu các bị cáo thừa nhận lô thuốc là kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn chữa bệnh cho người, còn nguồn gốc thì không biết từ đâu.
Theo cáo trạng, đầu năm 2013, Hùng thông qua môi giới là Cường đặt mua thuốc Capicitabine 500mg dùng chữa trị bệnh ung thư. Khi Cty VN Pharma nhập 9.300 hộp thuốc Capicitabine 500mg về kho, do nghi ngờ về nguồn gốc thuốc nhập khẩu, Cục Quản lý dược yêu cầu Hùng, Cường giải trình rồi tiến hành thanh, kiểm tra, niêm phong lô thuốc.
Từ năm 2013 đến 2014, Hùng thông qua Cường làm giả giấy tờ, con dấu để được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu thuốc và buôn lậu 9.300 hộp thuốc Capicitabine 500mg không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, trị giá hàng buôn lậu 251.000USD.
Trong quá trình điều tra, kết quả giám định của Bộ Y tế cho thấy, kết quả về lô thuốc H-Capita chứa 97% hoạt chất Capecitabine - là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người. Tuy nhiên tại phiên tòa ngày 21/8, bị cáo Nguyễn Minh Hùng lại cho rằng, đây là sản phẩm bình thường, không có gì đặc biệt mà làm giả hoặc buôn lậu. Hùng còn nói: “Nồng độ 97% tạp chất không gây ảnh hưởng, nguy hiểm đến người sử dụng”?
Phùng Bắc
Theo Lao Động