Con số trên lớn hơn giá trị của cả Oracle, Citigroup, Philip Morris và Cisco Systems, đánh dấu một giai đoạn xuống dốc mạnh cho Quả Táo.
Làn sóng thứ 3 của người Hàn: cuộc chinh phạt đỏ máu!
- Cập nhật : 18/06/2016
Không phải các nhà đầu tư Nhật, Thái Lan hay Trung Quốc, vị thế bá chủ của dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong khoảng 2 năm qua là đến từ xứ sở Kim Chi.
Đây có thể xem là làn sóng đầu tư thứ 3 của người Hàn, sau làn sóng đầu tư thứ 1 diễn ra vào những năm 90 và làn sóng thứ hai diễn ra vào những năm 2000.
Nhưng khác với hai làn sóng trước, nhiều khả năng làn sóng lần này sẽ mang đến những thay đổi lớn lao cho cấu trúc nền kinh tế Việt Nam, bởi thay vì tập trung đầu tư vào lĩnh vực sản xuất (chủ yếu dùng Việt Nam làm bàn đạp để xuất khẩu các sản phẩm như may mặc, giày dép, điện tử vào các thị trường khác) thì hiện nay, tư duy của các nhà đầu tư Hàn Quốc đã thay đổi lớn khi xem 90 triêu dân Việt Nam chính là thị trường tiêu thụ tiềm năng cho các sản phẩm và dịch vụ của mình.
Điển hình là trên thị trường xe hơi cá nhân, nơi ngày càng chứng kiến sự thịnh hành của các thương hiệu xe hơi Hàn như Kia, Huyndai. Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô trong nước (Vama), Kia hiện đã là thương hiệu xe du lịch có lượng xe bán ra cao thứ hai trên thị trường, chỉ sau Toyota của Nhật.
Không còn bị xem thường về yếu tố sức mạnh và bền bỉ, các thương hiệu xe hơi của Hàn ngày càng được đánh giá cao khi liên tục tung ra các mẫu mã bắt mắt, tích hợp thêm các tính năng hiện đại đồng thời giá bán lại rất cạnh tranh so với các đối thủ khác.
Nếu như nhắc đến xe hơi cũng không có gì phải lo lắng bởi năng lực và trình độ của các doanh nghiệp nội địa bị hạn chế thì chúng ta không khỏi chạnh lòng khi chứng kiến sự hiện diện của người Hàn ngày càng sâu rộng ngay cả trên các ngành mà các doanh nghiệp nội có thế mạnh cạnh tranh.
Điển hình là trên thị trường chiếu phim rạp, khi hai tên tuổ lớn của người Hàn là CGV và Lotte Cinema đang làm mưa làm gió trên thị trường với hệ thống rạp len lỏi đến từng ngỏ ngách. Tính đến cuối năm 2015, hai doanh nghiệp Hàn này đã chiếm đến 60% cụm rạp cả nước, tức giờ đây quyền lực phân phối các bộ phim bom tấn đang nằm trong tay người Hàn bất chấp những doanh nghiệp nội địa như BHD, Galaxy hay Platinum nỗ lực phấn đấu.
Một lĩnh vực dịch vụ khác chứng kiến sự nở rộ của văn hóa Hàn là thị trường ăn uống, có thể kể đến khá nhiều chuỗi nhà hàng nổi tiếng như thức ăn nhanh Lotteria, CJ Foodville, F&B, Caffe Bene và gần đây nhất là chuỗi cửa hàng Mì Cay Hàn Quốc, tạo nên sức ép cạnh tranh khắc nghiệt cho chuỗi các nhà hàng trong nước của Huy Việt Nam hay Golden Gate Group.
“Muốn bán được hàng thì phải đào kênh”, năm ngoái, một trong những nhà bán lẻ lớn nhất Hàn Quốc là Emart đã khai trương đại siêu thị đầu tiên tại Việt Nam trong tham vọng bành trướng hệ thống ra khắp Việt Nam trong các năm tới. Trước đó, một chuỗi siêu thị khác là Lotte Mart cũng không dấu giếm tham vọng mở rộng thị trường tại Việt Nam khi đặt mục tiêu 60 siêu thị vào 2020, tức có có tiềm năng trở thành hệ thống siêu thị lớn thứ hai tại Việt Nam, chỉ sau Coop Mart. Trong 2015, Lotte cũng đã thâu tóm trung tâm thương mại Diamond Plaza có vị trí đắc địa ngay tại trung tâm Quận 1.
Có thể thấy chính sách mở cửa thị trường cho nước ngoài theo các hiệp định thương mại đang mang đến những lợi thế to lớn cho các doanh nghiệp Hàn. Họ có sức mạnh tài chính, thương hiệu và kinh nghiệm thương trường dày dạn và vượt trội hoàn toàn so vơi số đông các doanh nghiệp trong nước.
Theo các chuyên gia kinh tế, hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc – Việt Nam chính thức có hiệu lực từ cuối 2015 sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các sản phẩm có gốc gác từ Hàn đổ bộ vào Việt Nam, từ giải trí, thực phẩm, thời trang đến các sản phẩm tài chính. Trong 5 tháng đầu năm nay, Hàn Quốc là quốc gia rót vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất vào Việt Nam với quy mô lên đến 3,42 tỉ USD, chiếm gần 1/3 tổng quy mô vốn chảy vào Việt Nam.
Thế Việt Nam được lợi gì trước làn sóng đầu tư của người Hàn? Có lẽ ngoài trừ người tiêu dùng trong nước sẽ có hội tận hưởng các sản phẩm và dịch vụ Hàn với giá rẻ hơn, Việt Nam có tên trên bản đồ gia công điện tử thế giới thì đối với các doanh nghiệp nội, họ đang thường trực một nỗi lo để tồn tại.
Bởi trong 2015, hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Hàn Quốc vào Việt Nam lên đến 27,63 tỷ USD, tăng 27% so với năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng 5,1% của năm trước đó, đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia gây ra thâm hụt thương mại lớn thứ hai cho Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Nếu như trong thập kỉ 90 và đầu thế kỉ 20, người Hàn đến Việt Nam chỉ với mong muốn duy nhất tận dụng lực lượng lao động có giá rẻ thì giờ đây, điều này đã thay đổi khi những dấu hiệu của một cuộc tấn công tổng lực vào thị trường trong nước ngày càng xuất hiện. Liệu trong cuộc chiến đẫm máu đó, các doanh nghiệp nội sẽ có đủ khả năng giữ được địa bàn hay sẽ dần dần tuột dốc.
Sông Hồng
(Theo Người Đồng Hành)