Thị trường ngành pin không “nóng bỏng” như ngành dầu lửa, không có nhiều công nghệ phức tạp như ngành năng lượng sinh học và cũng không thực sự tăng trưởng mạnh như nhiều mảng kinh doanh khác. Dẫu vậy, chiến tranh ngành pin vẫn chưa thể kết thúc bởi nhiều thiết bị, từ điều khiến tivi đến đồ chơi trẻ em và thậm chí là smartphone đều cần loại sản phẩm này.
Jack Ma dạy đời “kiếm tiền dễ, tiêu mới khó” nhưng lại đang để Alibaba làm ngược lại
- Cập nhật : 02/06/2016
(Tin kinh te)
Theo thống kê của Blooomberg, kể từ sau thương vụ IPO, hãng thương mại điện tử Alibaba của ông chủ Jack Ma đã chi tới 24 tỷ USD cho các thương vụ thâu tóm.
Khi chàng Alibaba trong câu chuyện cổ tích "Alibaba và 40 tên cướp" tìm ra kho báu ẩn trong khu rừng sâu, anh ta đã không lấy hết số vàng bạc châu báu đó mà chỉ mang về nhà một lượng vừa đủ cho một cuộc sống thoải mái và sung túc và sau đó bí mật truyền lại cho con, cháu đời sau.
Đây rõ ràng là cách thức tốt nhất để tận dụng tối đa nguồn của cải hữu hạn. Vì vậy, thật bất ngờ khi Alibaba - gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc có cùng tên với chàng trai trong câu chuyện cổ tích kể trên lại đang hành động theo một cách hoàn toàn trái ngược.
Ngoài khoản tiền huy động kỷ lục lên tới 25 tỷ USD trong thương vụ IPO vào hồi tháng 9 năm 2014, Alibaba đã được rót thêm nhiều tỷ USD thông qua trái phiếu và các khoản vay. Câu hỏi đặt ra là Alibaba đã dùng số tiền khổng lồ đó để làm những gì?
Những người theo chủ nghĩa hoài nghi đã liên tục đặt ra hàng loạt câu hỏi về các con số thống kê của Alibaba. Tốc độ tăng trưởng của công ty này cao đến mức khó tin, còn các con số về tiêu dùng cũng thiếu căn cứ.
John Hempton - một chuyên gia đến từ quỹ Bronte Capital có trụ sở tại Sydney thậm chí còn khẳng định “những con số đó hoàn toàn không đáng tin cậy”.
Trong trường hợp của Alibaba, giả sử mảng kinh doanh cốt lõi không đạt được mức doanh thu như kỳ vọng của các nhà đầu tư và để tiếp tục duy trì - việc dành toàn bộ số tiền mình có cho những thương vụ thâu tóm có lẽ là một biện pháp khá khó hiểu.
Tuy nhiên đó lại chính xác là những gì Alibaba đang làm.
Theo thống kê của Blooomberg, kể từ sau thương vụ IPO, công ty này đã chi tới 24 tỷ USD cho các thương vụ thâu tóm.
Điều đáng nói là không chỉ mua lại những công ty tư nhân ít tên tuổi, Alibaba còn chi khoảng 12 tỷ USD cho những thương vụ thâu tóm các công ty đã niêm yết trên sàn như Youku Tudou, Momo và nhà bán lẻ quần áo trẻ em Zulity.
Một số thương vụ đầu tư khác cũng ấn tượng không kém. Chỉ trong vòng 6 tháng qua, công ty này đã vung tới 1 tỷ USD để đầu tư vào ứng dụng gọi taxi Lyft và 1 tỷ USD khác đầu tư vào trang thương mại điện tử Lazada.
Dĩ nhiên những thương vụ kể trên không mang lại nhiều ý nghĩa trên phương diện có thể tạo ra tiền cho Alibaba.
3 công ty đã lên sàn mà Alibaba mới nắm quyền kiểm soát gồm Youku Tudou, Momo và AGTech đã báo cáo khoản lỗ ròng 361 triệu USD trong suốt 8 quý qua, trong khi dòng tiền hoạt động của họ chỉ là 61 triệu USD. Đây rõ ràng là khoản đầu tư kém khôn ngoan khi Alibaba phải trả tới 6,8 USD để thâu tóm 3 công ty này.
Ngoài ra, gạt tất cả những vấn đề kể trên sang một bên, mối lo lắng nhất lúc này khiến ông chủ Jack Ma đau đầu có lẽ là đà tăng trưởng trong mảng kinh doanh cốt lõi của Alibaba đã chạm đỉnh.
Trong khi Alibaba đã chiếm được thị phần vượt trội thì sức tiêu dùng của người Trung Quốc cũng đang có dấu hiệu chững lại.
Có vẻ như Alibaba đang nỗ lực dành toàn bộ số tiền mình có, tìm kiếm dòng doanh thu mới để biện minh cho mức định giá khổng lồ đạt được khi IPO.
Lúc này, có lẽ các nhà đầu tư nên ngừng lo lắng về việc liệu công ty này có đang trong tình trạng bấp bênh hay không mà thay vào đó họ nên quan tâm tới câu hỏi khó hơn, thực tế hơn là phải chăng mảng kinh doanh cốt lõi của Alibaba sắp hụt hơi!
Theo Tri Thức Trẻ/Bizlive