Masayoshi Son - nhà đầu tư Nhật Bản được mệnh danh là "Warren Buffett" của châu Á với những khoản đầu tư tài tình mang lại lợi suất khiến nhiều người phải ngưỡng mộ - đang mắc kẹt với 8,6 tỷ USD.
9 chiến dịch quảng cáo hay nhất mọi thời đại
- Cập nhật : 15/05/2016
(Tin kinh te)
(Tin kinh te)
Ông lớn công nghệ Apple, hãng viễn thông AT&T, đồ thể thao Nike và nhà sản xuất ô tô BMW là những công ty từng có chiến dịch quảng cáo được bình chọn là hay nhất.
“Mikey likes it!” được thực hiện bởi hãng Doyle Dane Bernbach, phát liên tục trong 12 năm. Đây là một trong những chiến dịch quảng cáo chạy lâu nhất. Nó gắn chặt với văn hóa Mỹ những năm 1970 - 1980 và bất cứ ai lớn lên trong thập niên 1970 đều có thể trả lời câu hỏi “Mikey thích gì?” một cách chính xác.
Đoạn quảng cáo trên cũng là định nghĩa về một chiến dịch quảng cáo mang tính biểu tượng.
Nhiều thứ thay đổi kể từ thập niên 1970 và chiến dịch tiếp thị trên cũng trở thành xưa cũ. Tiếp thị ngày nay quan tâm nhiều hơn đến việc tung ra “nền tảng thương hiệu” kể một câu chuyện, đem thương hiệu đến với cuộc sống thông qua trải nghiệm hoặc thông qua vô số phương tiện truyền thông hay “điểm tiếp xúc” công nghệ, chẳng hạn như tivi, iPad, điện thoại di động, mạng xã hội, ứng dụng.
Ngày đó, khi chưa có nhiều dịch vụ hay công nghệ như DVR, Snapchat, Netflix, các đoạn quảng cáo mang tính biểu tượng thường có nội dung thú vị, thu hút và nhiều người chờ đợi để xem chúng.
Trước hết, các chiến dịch quảng cáo mang tính biểu tượng nhất đưa ra khẩu hiệu tuyệt vời. Dịch vụ tài chính American Express nhắc khách hàng “Đừng rời nhà mà không có nó” (Don’t Leave Home Without It), hãng viễn thông AT&T tuyên bố “Chúng tôi mang điều tốt đẹp đến cuộc sống” (We Bring Good Things to Life) còn chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s thì cho rằng “Bạn xứng đáng được nghỉ ngơi hôm nay” (You Deserve a Break Today).
Đâu là điểm chung của các quảng cáo đáng nhớ và chạy trong thời gian lâu nhất? Nhà sáng lập Allen Adamson của hãng BrandSimple Consulting cho hay: “Tất cả chúng đều được xây dựng dựa trên ý tưởng đơn giản xung quanh nhu cầu thực của người tiêu dùng và lợi ích cốt lõi của sản phẩm. Những quảng cáo như vậy tạo ra ý tưởng trọng tâm, dễ được tiếp thu và dễ được ghi nhớ”. Ông Adamson nói thêm truyền hình mang “nhiệm vụ quan trọng” trong việc đưa các quảng cáo trở thành biểu tượng.
Hẳn nhiên, khi văn hóa, truyền thông, ngành quảng cáo và người tiêu dùng thay đổi, các quảng cáo biểu tượng trong tương lai sẽ được định nghĩa theo cách khác. Ông Adamson cho rằng chúng sẽ không được xây dựng hoàn toàn dựa trên thông điệp một chiều, mà “được dựng lên từ trải nghiệm được chia sẻ”.
Dưới đây là 9 chiến dịch quảng cáo được tạp chí Forbes đánh giá là biểu tượng. Các đoạn phim quảng cáo này đều có trên trang YouTube.
Chiến dịch là sản phẩm của hãng quảng cáo TBWA\Chiat\Day ở Los Angeles. Khẩu hiệu “Nghĩ khác” góp mặt trong các điểm quảng cáo trên truyền hình và báo in. Đoạn phim quảng cáo (TVC) “Here’s To the Crazy Ones” giới thiệu chiến dịch này. Trước đó, Apple có đoạn phim quảng cáo (TVC) mang tính biểu tượng và đột phá “1984” thông báo sự xuất hiện của máy tính cá nhân Macintosh - Ảnh: BrandStrategy
Ông David Ogilvy của công ty quảng cáo danh tiếng Ogilvy & Mather's David Ogilvy xây dựng chiến dịch “Đừng rời nhà mà không có chúng” (Don't Leave Home Without Them) cho tấm séc Express Traveler's của hãng American Express. Đoạn quảng cáo có sự tham gia của diễn viên đoạt giải Oscar Karl Malden, đại sứ thương hiệu của American Express trong 25 năm. Khẩu hiệu trên sau này được đổi thành “Đừng rời nhà mà không có nó” (Don't Leave Home Without It) để dành cho sản phẩm thẻ tín dụng - Ảnh: Forbes
Chiến dịch này được phát triển bởi Phó chủ tịch điều hành mảng bán hàng và tiếp thị toàn cầu Bob Lutz của hãng xe Đức BMW và hãng quảng cáo Ammirati & Puris. Khẩu hiệu "The Ultimate Driving Machine" được dùng trong nhiều thập kỷ và đây là một trong những khẩu hiệu xe mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại - Ảnh: Forbes
Được gọi là “bia của vua chúa” kể từ thế kỷ 16 và cho đến khi ông Adolphus Busch đổi khẩu hiệu thành “Loại bia của các ông hoàng” (The King of Beers), Budweiser đã có lịch sử quảng cáo phong phú. “Chai Bud này là của bạn” (This Bud's For You) là sản phẩm của D'Arcy Masius Benton & Bowles, tôn vinh cuộc sống thường nhật và những người làm việc chăm chỉ - Ảnh: Etsy
Khẩu hiệu trên ra mắt vào năm 1978. Đến năm 1981, dịch vụ chuyển phát nhanh Federal Express cho chạy TVC được hãng Ally & Gargano tạo ra. Đoạn TVC ấn tượng với sự góp mặt của người biểu diễn khả năng nói nhanh John Moschitta Jr. và luôn nằm trong top các quảng cáo đáng nhớ nhất mọi thời đại - Ảnh: YouTube
Chiến dịch của Gillette ra mắt tại sự kiện Super Bowl năm 1989, được sáng tạo bởi hãng quảng cáo BBDO Worldwide và có hình tượng những người đàn ông thành công trong kinh doanh và gia đình. Khẩu hiệu “Thứ tốt nhất mà đàn ông có thể có” (The Best a Man Can Get) được dịch ra 14 thứ tiếng - Ảnh: Conceptone
Đây là một trong nhiều khẩu hiệu mà McDonald's đã dùng trong nhiều thập niên. Nó góp mặt trong các đoạn TVC có hình ảnh nhân viên dọn dẹp các cửa hàng, nhiều gia đình và bạn bè cùng ngồi ăn bánh hamburgers và khoai tây chiên - Ảnh: Forbes
iệu vào năm 1988, là sản phẩm của hãng Wieden+Kennedy. Đến nay, đây vẫn là câu chữ biểu tượng của công ty sản xuất đồ thể thao Nike. Nhiều vận động viên ưu tú đã góp mặt trong chiến dịch "Just Do It" những năm qua - Ảnh: YouTube
Thu Thảo
Theo Thanh Niên