Điện thoại và linh kiện điện thoại là mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất của Việt Nam sang khối APEC trong 10 tháng đầu năm 2017
Việt Nam thu về gần 30 tỷ USD nhờ xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng đầu năm
- Cập nhật : 27/10/2017
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 10 năm 2017 ước đạt 2,74 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2017 đạt 29,76 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2016.
Theo đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 15,62 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2016; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 6,73 tỷ 9 USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2016; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 6,44 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong đó, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 10 năm 2017 ước đạt 430 nghìn tấn với giá trị đạt 206 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 5,05 triệu tấn và 2,25 tỷ USD, tăng 22,3% về khối lượng và tăng 21,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 9 tháng năm 2017 đạt 442,3 USD/tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2017 với 39,3% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 9 tháng đầu năm 2017 đạt gần 1,8 triệu tấn và 802,9 triệu USD, tăng 32,8% về khối lượng và tăng 31,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Philippin là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2017 với 9,6% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 9 tháng đầu năm 2017 đạt 494,5 nghìn tấn và 196,4 triệu USD, tăng 46,4% về khối lượng và tăng 36,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Đứng thứ ba là thị trường Malaysia với 8% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 9 tháng đầu năm 2017 đạt 420,3 nghìn tấn và 163,56 triệu USD, tăng 97,1% về khối lượng và tăng 76,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Chín tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh là Hồng Kông (- 44,3%) và Gana (-19,4%).
Xuất khẩu cà phê tháng 10 năm 2017 ước đạt 71 nghìn tấn với giá trị đạt 164 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,17 triệu tấn và 2,69 tỷ USD, giảm 22,7% về khối lượng và giảm 2,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2017 đạt 2.286,7 USD/tấn, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2016. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2017 với thị phần lần lượt là 14,6% và 13,1%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu cà phê trong 9 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh là: Italia (15,2%), Ấn Độ (15,2%) và Bỉ (14,5%).
Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 10 năm 2017 đạt 95 nghìn tấn với giá trị đạt 149 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,05 triệu tấn và 1,77 tỷ USD, tăng 5,7% về khối lượng và tăng 40,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Giá cao su xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2017 đạt 1.697,9 USD/tấn, tăng 34,9% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2017, chiếm thị phần lần lượt 63,4%, 5,8% và 4,0%. Giá trị xuất khẩu cao su sang 3 thị trường này lần lượt là: 1,03 tỷ USD, tăng 66%, 93,6 triệu USD, tăng 14,7% và 64,9 triệu USD, giảm -30,8% so với cùng kỳ năm 2016.
Chè: Khối lượng xuất khẩu chè tháng 10 năm 2017 ước đạt 12 nghìn tấn với giá trị đạt 20 triệu USD, đưa khối lượng xuât khẩu chè 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 114 nghìn tấn và 184 triệu USD, tăng 10,7% về khối lượng và tăng 8,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá chè xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2017 đạt 1.596.7 USD/tấn, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong 9 tháng đầu năm 2017, khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan – thị trường lớn nhất của Việt Nam với 28,1% thị phần – giảm 14,4% về khối lượng và giảm 10,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Các thị trường có giá trị 10 xuất khẩu chè trong 9 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh là Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (gấp 2,43 lần) %), Đài Loan (+63,7%), Ấn Độ (+40,8) và Ả Rập XêÚt (+38,5%).
Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 10 năm 2017 ước đạt 31 nghìn tấn với giá trị 309 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 289 nghìn tấn và 2,87 tỷ USD, giảm 0,4% về khối lượng nhưng tăng 23,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2017 đạt 9.908,5 USD/tấn, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2016.
Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần lần lượt là 36,4%, 15,9% và 11,5% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều. Chín tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu hạt điều tăng mạnh là Nga (52,9%), Hà Lan (45,2%), Hoa Kỳ (34,7%), Thái Lan (34%), Anh (23,6%), Israen (22,1%) và Trung Quốc (9,1%).
Tiêu: Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 10 năm 2017 ước đạt 11 nghìn tấn, với giá trị đạt 49 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 192 nghìn tấn và 1,02 tỷ USD, tăng 20,7% về khối lượng nhưng giảm 21% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2017 đạt 5.340 USD/tấn, giảm 34,3% so với cùng kỳ năm 2016. Ba thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2017 là Hoa Kỳ, Ấn Độ, và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất với thị phần lần lượt là 19,3%, 6,8%, và 6,0%.
Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 10 năm 2017 đạt 605 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 6,15 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2016.
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2017 với thị phần lần lượt là 42,5%, 14,1%, và 13,8%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu gỗ tăng mạnh là Hoa Kỳ (18,8%), Canada (15,1%), Hàn Quốc (11,1%) và Trung Quốc (9,1%).
Thuỷ sản: Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 10 năm 2017 ước đạt 733 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 6,73 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2016.
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2017, chiếm 55,3% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong 9 tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh là Trung Quốc (65,8%), Hà Lan (42,9%), Anh (29,7%), Hàn Quốc (27,7%), Nhật Bản (24,6%), và Canada (22,6%).
Hàng rau quả: Giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 10 năm 2017 ước đạt 209 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu hàng rau quả 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 2,84 tỷ USD, tăng 41,2% so với cùng kỳ năm 2016.
Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của hàng rau quả Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2017 với thị phần lần lượt là 76%, 3,6%, 2,9%, và 2,6%. Trong 9 tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu hàng rau quả tăng mạnh là Nhật Bản (66,1%), Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (58%), và Trung Quốc (53,1%).
Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 10 năm 2017 ước đạt 212 nghìn tấn với giá trị đạt 60 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 3,11 triệu tấn và 788 triệu USD, tăng 3,3% về khối lượng nhưng giảm 3,6% về giá trị so với cùng kỳ 11 năm 2016.
Trong 9 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính, chiếm tới 86,7% thị phần, tăng 5,6% về khối lượng nhưng giảm 1,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong 9 tháng đầu năm 2017, Các thị trường có giá trị nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn giảm mạnh là: Hàn Quốc (-21,7%) và Đài Loan (-11,4%).
HẠ AN
Theo Bizlive