Ngày 23/8/2017, Tổng cục Hải quan có Công văn số 5591/TCHQ-TXNK gửi các Cục Hải quan tỉnh, thành phố yêu cầu về việc thực hiện đúng các quy định về phân loại hàng hóa nhập khẩu.
Top các nước có thặng dư thương mại với Trung Quốc
- Cập nhật : 22/08/2017
Chuyện nhiều nước thâm hụt thương mại với Trung Quốc là tiêu đề nóng trên báo chí, song thực tế, cán cân thương mại cũng nghiêng đủ cả hai chiều cho Đại lục.
Theo Bloomberg, Hàn Quốc thặng dư thương mại 72,2 tỉ USD với Trung Quốc, đứng đầu danh sách hơn 40 nước xuất khẩu đến Đại lục nhiều hơn là nhập khẩu từ Đại lục. Sau Hàn Quốc lần lượt là Thụy Sĩ, Úc, Brazil, Malaysia, Angola, Oman, Đức, Nam Phi và Iran. Một số nền kinh tế nhỏ hơn Trung Quốc, chẳng hạn như Ireland, Phần Lan hay Lào đều có thặng dư thương mại với nước này.
Số liệu nhập khẩu của đất nước xuất khẩu lớn nhất thế giới cho thấy các nhà máy đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc thúc đẩy các nền kinh tế.
Tại châu Á, Hàn Quốc và Malaysia là hai nước dễ “cảm lạnh” nhất nếu kinh tế Trung Quốc “hắt hơi”, trong khi Nhật Bản và Việt Nam có ''sức đề kháng'' tương đối, theo ước tính của Bloomberg Intelligence dựa trên tỷ lệ giữa thặng dư thương mại của các nước với Trung Quốc so với tổng GDP.
Theo số liệu năm 2015 của Ngân hàng Thế giới (WB), một trong những mặt hàng Trung Quốc có nhu cầu cao nhất là máy móc và thiết bị điện tử từ Hàn Quốc, Malaysia và Đức. Thiết bị bán dẫn từ Hàn Quốc, Malaysia chiếm phần nhiều vì chúng được nhập để lắp đặt vào các thiết bị điện tử được lắp ráp tại các nhà máy ở Trung Quốc.
iPhone là một hệ sinh thái thể hiện sức ảnh hưởng toàn cầu của các chuỗi cung ứng xa xôi. Dây chuyền lắp ráp iPhone ở Trung Quốc nhập khẩu linh kiện từ các nước và vùng lãnh thổ Đức, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan và Hàn Quốc. Các mối quan hệ thương mại phức tạp và quan trọng này là bộ đệm tương đối giúp Hàn Quốc chống lại rủi ro khi có vấn đề nảy sinh với Trung Quốc, chẳng hạn như tranh chấp về việc lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ trên đất Hàn.
“80% hàng xuất khẩu của Hàn Quốc đến Trung Quốc là hàng hóa trung gian, và người dân không thể nhìn thấy hay cảm thấy chúng từ bên ngoài”, nhà nghiên cứu Yang Pyeongseob thuộc Viện Chính sách Kinh tế Thế giới Hàn Quốc ở Bắc Kinh cho hay.
Nhà máy, công trình xây dựng, phương tiện của Trung Quốc nhập dầu, kim loại và vật liệu từ nhiều nhà xuất khẩu hàng hóa trên thế giới. Vì thế, khi kinh tế Đại lục hắt hơi, đô la Úc hay GDP Mông Cô sẽ biến động mạnh. Hai nước này là nhà cung ứng chính cho mặt hàng quặng sắt, kim loại quý và than đá.
Trong khi đó, dầu từ Angola, Oman, Iran và Venezuela hay khí tự nhiên từ Turkmenistan giúp ô tô, xe tải Trung Quốc chạy tốt. Chile cung cấp kim loại, chủ yếu là đồng, bên cạnh rượu và trái cherry. Thương mại với Thụy Sĩ được thúc đẩy bởi dược phẩm, hóa chất và các công cụ chính xác như đồng hồ. Quy mô thặng dư thương mại có thể bị ảnh hưởng bởi giao dịch các loại hàng hóa, quá trình không có các lô hàng được gửi đi trên thực tế.
Thu Thảo
Theo Thanhnien.vn