Nhập siêu từ Hàn Quốc trị giá 23,99 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2018, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thanh long chuẩn VietGAP sắp vào siêu thị Nhật Bản
- Cập nhật : 29/09/2015
(Nong san)
Hiện tại đã có đơn hàng đầu tiên hơn 3 tấn thanh long mang tính khảo sát được vận chuyển bằng đường biển đến Nhật Bản trong vòng 7 ngày. Khi mọi việc thuận lợi, trái thanh long sẽ có mặt trong các siêu thị của quốc gia Đông Á này.
Theo Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), hiện diện tích thanh long cả nước đạt hơn 28.700 ha, trong đó diện tích thu hoạch là 23.820 ha, sản lượng ước 520.000 tấn/năm. Bình Thuận hiện đang là tỉnh dẫn đầu với diện tích trên 21.000 ha, tổng sản lượng khoảng 400.000 tấn, chiếm hơn 71% diện tích thanh long toàn quốc.
Về tình hình xuất khẩu, phần lớn thanh long tỉnh Bình Thuận được xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Tuy nhiên, thị trường này không quan tâm đến tiêu chuẩn GAP nên nhiều nông dân không mấy mặn mà với trồng thanh long VietGAP.
Nguyên dân theo nhiều thương lái cho rằng, lợi ích của việc trồng thanh long tiêu chuẩn VietGAP vẫn chưa rõ ràng, giá bán ngang nhau. Trong khi đó, sản xuất theo quy trình VietGAP tốn nhiều công để chăm sóc, đảm bảo vệ sinh, ghi chép nhật ký, tập huấn… Do vậy, nhiều hộ trồng thanh long được vận động tham gia VietGAP phần lớn đều chỉ mang tính đối phó để được hạ bình điện chong đèn thanh long trái vụ …
Mặc dù vậy, Cục Trồng trọt cho hay, thanh long Bình Thuận đã tiến thêm một bước quan trọng đó là xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Nếu trước đây thanh long Bình Thuận chỉ mới xuất khẩu vào một trong bốn hòn đảo chính của nước này với sản lượng khoảng 800 tấn/năm thì nay với bản Hợp đồng vừa mới ký kết, mỗi năm sẽ có 3.000 tấn thanh long Bình Thuận xuất sang thị trường này.
Hiện tại đã có đơn hàng đầu tiên hơn 3 tấn mang tính khảo sát, đánh giá chất lượng. Các lô hàng được vận chuyển bằng đường biển đến Nhật Bản trong vòng 7 ngày. Khi mọi việc thuận lợi, những chuyến hàng tiếp theo sẽ lớn hơn rất nhiều và trái thanh long có mặt trong các siêu thị của quốc gia Đông Á này.
Về tiêu chuẩn, trái thanh long vào Nhật Bản phải được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP có trọng lượng từ 300 gram trở lên; đồng thời phải đạt tiêu chuẩn của nước sở tại về dư lượng hóa chất. Toàn bộ lô hàng được xử lý qua hơi nước nóng (gia nhiệt) để loại bỏ ruồi đục quả và tăng chất lượng sản phẩm. Tất cả quá trình xử lý được các chuyên gia của phía Nhật Bản và Việt Nam giám sát rất chặt chẽ.
Thanh long Việt Nam đã xuất khẩu tới 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài một số thị trường truyền thống như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hà Lan… thanh long đang từng bước xâm nhập vào một số thị trường mới là Ấn Độ, New Zealand, Úc, Chi Lê tạo được sự đa dạng hóa trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long của Việt Nam .
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)