Tháng 5/2019, xuất khẩu giấy và sản phẩm tiếp tục tăng trưởng, tính chung 5 tháng đầu năm đã đóng góp kim ngạch của cả nước 0,4%, trong đó hai thị trường Đức và Anh tăng mạnh nhập khẩu giấy và sản phẩm từ Việt Nam.
Mỹ đánh thuế mạnh 'thép Trung Quốc vận chuyển từ Việt Nam'
- Cập nhật : 22/05/2018
Quyết định này đánh dấu một chiến thắng cho các nhà sản xuất thép của Mỹ...
Bộ Thương mại Mỹ ngày 21/5 tuyên bố áp thuế nhập khẩu mạnh tay lên các sản phẩm thép vận chuyển từ Việt Nam nhưng được cho là có xuất xứ Trung Quốc, sau khi kết quả điều tra cuối cùng của Washington xác định những sản phẩm thép này "né" thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp của Mỹ.
Hãng tin Reuters nói rằng quyết định này đánh dấu một chiến thắng cho các nhà sản xuất thép của Mỹ.
Vào năm 2015 và 2016, các công ty thép Mỹ đã thắng trong vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp nhằm vào thép Trung Quốc, nhưng sau đó, thép vẫn chảy mạnh vào thị trường Mỹ từ các quốc gia khác. Đứng trước tình trạng này, ngành thép Mỹ cho rằng thép Trung Quốc đã được vận chuyển tới các nước khác rồi mới xuất khẩu sang Mỹ nhằm tránh thuế.
Tuyên bố của Bộ Thương mại Mỹ cho biết Hải quan Mỹ sẽ thu thuế chống bán phá giá 199,76% và thuế chống trợ cấp ở mức 256,44% đối với thép cuộn cán nguội (cold-rolled steel) sản xuất tại Việt Nam bằng thép chất nền (substrate) có xuất xứ Trung Quốc.
Bộ Thương mại Mỹ cũng cho biết sẽ đánh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tương tự đối với thép chống gỉ (corrosion-resistant steel) và thép cuộn cán nguội từ Việt Nam có nguồn gốc là thép cuộn cán nóng (hot-rolled steel) do Trung Quốc sản xuất.
Thép chống gỉ từ Việt Nam chịu mức thuế chống bán phá giá 199,43% và thuế chống trợ cấp 39,05% - tuyên bố cho biết.
Những mức thuế này sẽ được cộng thêm với thuế quan 25% đối với hầu hết các sản phẩm thép nhập khẩu vào Mỹ theo quyết định của chính quyền Tổng thống Donald Trump dựa trên cuộc điều tra an ninh quốc gia đối với thép và nhôm nhập khẩu.
Bộ Thương mại Mỹ nhất trí với cáo buộc của các nhà sản xuất thép Mỹ rằng, những loại thép bị áp thuế nêu trên được gia công ở Việt Nam để chống gỉ hoặc được cuộn cán nguội để sử dụng cho ô tô và các thiết bị khác, nhưng 90% giá trị sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc.
Ngành thép toàn cầu đang đối mặt với tình trạng dư thừa công suất, chủ yếu tại Trung Quốc, gây sức ép giảm giá.
Quyết định của Mỹ được đưa ra sau một quyết định của Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 11 năm ngoái nói rằng thép từ Việt Nam vào EU "lách" thuế.
Bộ Thương mại Mỹ nói sau khi thuế chống bán phá giá được áp lên các sản phẩm thép Trung Quốc vào năm 2015, nhập khẩu thép cuộn cán nguội từ Việt Nam vào Mỹ đã vọt lên 215 triệu USD, từ mức 9 triệu USD mỗi năm trước đó, trong khi nhập khẩu thép chống rỉ từ Việt Nam vào Mỹ tăng lên 80 triệu USD từ 2 triệu USD.
Vụ kiện này bắt nguồn từ đơn kiện của các nhà sản xuất thep Mỹ bao gồm Arcelor Mittal, Nucor, AK Steel và United States Steel. Đơn kiện cáo buộc các nhà sản xuất thép Trung Quốc chuyển thép sang Việt Nam ngay sau khi bị Mỹ áp thuế.
Theo Diệp Vũ
Vneconomy