Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 4 tháng đầu năm 2016 đạt trên 2,1 tỷ USD, tăng nhẹ 1,12% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, riêng sản phẩm gỗ đạt gần 1,54 tỷ USD, chiếm 73,15% trong tổng kim ngạch, tăng 5,08%.
Lượng nhập khẩu lúa mì tăng mạnh
- Cập nhật : 24/05/2016
(tin kinh te)
Theo số liệu thống kê, nhập khẩu lúa mì về Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2016 đạt 1.256.662 tấn, trị giá 274.843.034 USD, tăng 64,78% về lượng và tăng 29,85% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Trong 4 tháng đầu năm 2016 Việt Nam nhập khẩu lúa mì từ các thị trường là Ôxtraylia, Braxin, Hoa Kỳ và Canađa, Ucraine trong đó Ôxtraylia là thị trường thị trường lớn nhất cung cấp lúa mì cho Việt Nam, với lượng nhập 654.144 tấn lúa mì, trị giá 155.436.196 USD, tăng 74,49%% về lượng và tăng 38,56% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Braxin là thị trường lớn thứ hai cung cấp lúa mì cho Việt Nam, với 315.288 tấn, trị giá 60.474.864 USD, tăng 17,1% về lượng và giảm 7,05% về trị giá.
Nhập khẩu từ Hoa Kỳ cũng tăng mạnh, tăng 77,12% về lượng và tăng 49,04% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Dự báo, trong niên vụ 2015/16, tổng sản lượng lúa mì thế giới sẽ đạt 734,93 triệu tấn, tăng mạnh 8,48 triệu tấn so với niên vụ trước, do dự báo điều kiện thời tiết thuận lợi hậu thuẫn sự phát triển cây trồng lúa mì vụ đông. Trong khi, nhu cầu tiêu thụ toàn cầu sẽ đạt 717,14 triệu tấn, lượng dư thừa lúa mì thế giới sẽ vào khoảng 17,79 triệu tấn. Lượng dư thừa nhiều nhất là FSU (liên bang xô viết cũ) với 39,4 triệu tấn, thứ hai là EU-27 với 31,91 triệu tấn, thứ ba là Nga với 24 triệu tấn, thứ tư là Mỹ với 22,66 triệu tấn, Canada với 18,6 triệu tấn, Australia với 18,57 triệu tấn, Ukraine với 14,5 triệu tấn; Trung Quốc với 12 triệu tấn; Kazakhstan với 7,1 triệu tấn, sau cùng là Argentina với 4,35 triệu tấn. Đây là những quốc gia xuất khẩu lúa mì chủ yếu trên toàn cầu.
Ngược với xu hướng trên, quốc gia có lượng lúa mì thiếu hụt nhiều nhất là Bắc Phi với 24,33 triệu tấn, thứ hai là các nước Đông Nam Á với 19,85 triệu tấn, tiếp theo là Trung Đông với 19,63 triệu tấn phụ thuộc 100% vào nhập khẩu do không sản xuất được, sau cùng là Brazil với 4,6 triệu tấn. Đặc biệt là trong những quốc gia này, sản lượng lúa mì trong nước chỉ đáp ứng được 1 phần rất nhỏ trong tổng nhu cầu tiêu thụ của mình. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa của mình dự kiến các quốc gia này sẽ phải nhập khẩu lúa mì trong niên vụ 2015/16, với sản lượng nhập khẩu tương ứng là 25,6 triệu tấn; 20,63 triệu tấn; 20,65 triệu tấn; và 6,3 triệu tấn.
Số liệu sơ bộ từ Tổng cục hải quan về nhập khẩu lúa mì 4 tháng năm 2016
Thị trường | 4Tháng/2016 | 4Tháng/2015 | +/-(%) | |||
| Lượng | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá |
Tổng | 1.256.662 | 274.843.034 | 762.609 | 211.667.672 | +64,78 | +29,85 |
Ôxtraylia | 654.144 | 155.436.196 | 374.881 | 112.180.386 | +74,49 | +38,56 |
Braxin | 315.288 | 60.474.864 | 269.240 | 65.063.802 | +17,1 | -7,05 |
Hoa Kỳ | 60.354 | 16.076.076 | 34.076 | 10.786.431 | +77,12 | +49,04 |
Canađa | 15.626 | 4.228.290 | 54.596 | 16.392.329 | -71,38 | -74,21 |
Ucraine | 745 | 140.853 |
T. Nga
Vinanet