Theo đánh giá mới nhất của Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (VICOFA), kết thúc niên vụ 2014-2015, xuất khẩu cà phê nước ta năm 2015 giảm mạnh về sản lượng và giá trị.

Đại sứ Indonesia tại Việt Nam, ông Mayerfas cho biết Indonesia cần nhập khẩu 1 triệu tấn gạo từ Việt Nam.
Thông tin trên được Đại sứ Mayerfas cho biết tại buổi họp báo sáng 4/12 giới thiệu về “Hội chợ thương mại và Diễn đàn kinh doanh Indonesia-Việt Nam” sẽ diễn ra từ 10-12/12 tại Trung tâm triển lãm quốc tế 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
Cũng theo ông Mayerfas, Indonesia có lượng tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới với 250 triệu người dân ăn cơm 3 lần/ngày nên yêu cầu về đảm bảo lương thực rất lớn. Dù sản xuất nhưng Indonesia vẫn phải nhập khẩu gạo và Việt Nam là quốc gia đầu tiên mà nước này nghĩ đến. Ông cũng hy vọng, số lượng 1 triệu tấn gạo mà Indonesia cần nhập từ Việt Nam sẽ được Việt Nam đáp ứng đủ.
Bên cạnh gạo, nhu cầu nhập khẩu của Indonesia với mặt hàng càphê cũng rất lớn với kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam năm 2014 là 40-50 triệu USD và sẽ ngày càng gia tăng từ năm 2016.
Ông Mayerfas khẳng định việc tổ chức hội chợ và diễn đàn kinh doanh thời gian tới bên cạnh việc giúp kết nối doanh nghiệp hai nước còn nhằm kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam-Indonesia (1955-2015). Vì vậy, Hội chợ và diễn đàn sẽ là cơ hội để doanh nghiệp hai nước hợp tác kinh doanh, liên kết bán sản phẩm của mình tại mỗi nước.
Chia sẻ thêm thông tin với báo giới, ông Trịnh Xuân Tuấn, Phó Tổng Giám đốc công ty Quảng cáo và Hội chợ (Vinexad), cho hay hội chợ và diễn đàn lần này do Đại sứ quán Indonesia phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng công ty Vinexad đồng tổ chức.
Hội chợ thương mại Indonesia dự kiến có khoảng 100 doanh nghiệp đến từ nước này tham dự và trưng bày các sản phẩm chất lượng cao như ôtô và phụ tùng máy móc, xây dựng và tư vấn, dược phẩm và dụng cụ y tế, thực phẩm, đồ uống.
Đặc biệt, trong khuôn khổ các sự kiện này, khoảng 80 công ty từ Indonesia sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu hợp tác kinh doanh của các đối tác Việt Nam trong những ngày diễn ra Hội chợ và diễn đàn thương mại Việt Nam-Indonesia. Đây là cơ hội giúp tăng cường đầu tư vì lợi ích chung của hai nước./.
Theo đánh giá mới nhất của Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (VICOFA), kết thúc niên vụ 2014-2015, xuất khẩu cà phê nước ta năm 2015 giảm mạnh về sản lượng và giá trị.
Đó là ý kiến của ông John P.Connelly, Chủ tịch Hội Công nghiệp Cá Hoa Kỳ trong cuộc trao đổi ngắn với chúng tôi.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 năm trở lại đây, trước sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường cá ngừ lớn và cạnh tranh giữa các thị trường ngày càng tăng, thì Trung Đông, đặc biệt là Ai Cập, trở thành điểm đến mới cho các nước xuất khẩu cá ngừ.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt NamXuất khẩu cá ngừ
Theo Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT), hồ tiêu xuất khẩu cả nước năm 2015 ước đạt 1,24 tỷ USD với giá gần 9.500 USD/tấn.
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 10 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu tôm vào Nhật Bản đạt 171.753 tấn, trị giá 1,8 tỷ USD, giảm 3,7% về khối lượng và 17,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Cục Quản lý dược - Bộ Y tế mới có văn bản số 21590/QLD-KD gửi Tổng cục Hải quan, trong đó ghi rõ tạm dừng nhập khẩu các nguyên liệu Salbutamol và Clenbuterol kể từ ngày 20/11/2015 cho đến khi có thông báo mới.
10 tháng đầu năm, Việt Nam nhập hơn 795.000 tấn điều thô, đạt 99,4% kế hoạch năm.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu bã mía cho biết không có đủ sản phẩm cung cấp cho khách hàng.
Nhật Bản và Hàn Quốc có nhu cầu thu mua cùi bắp làm thức ăn chăn nuôi và trồng nấm với số lượng rất lớn.
Không chỉ đứng số một thế giới về sản lượng và giá trị xuất khẩu, ngành điều Việt Nam có thể nói là ngành hiếm hoi xuất khẩu công nghệ ra nước ngoài.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự