Việt Nam có khả năng sẽ kiện Mỹ lên WTO sau khi quốc gia này đưa ra chính sách đi ngược lại thỏa thuận với Việt Nam về chương trình kiểm soát cá da trơn trong TPP.

Đó là ý kiến của ông John P.Connelly, Chủ tịch Hội Công nghiệp Cá Hoa Kỳ trong cuộc trao đổi ngắn với chúng tôi.
Liên quan đến việc Bộ Nông nghiệp Mỹ ban hành "quy định cuối cùng" về giám sát cá da trơn Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ. Ngay trong chiều nay, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông John P.Connelly, Chủ tịch Hội Công nghiệp Cá Hoa Kỳ để tìm hiểu thêm thông tin này.
Ông Connelly: Chúng tôi cảm thấy khó hiểu vì sao chính quyền Mỹ lại sắp áp dụng các biện pháp giám sát khắt khe cá da trơn xuất khẩu Việt Nam theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), thay cho quy chuẩn trước đó của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Khó hiểu ở chỗ quy chuẩn FDA đang được áp dụng rất tốt. Gần 25 năm nay tại Mỹ chỉ có duy nhất một trường hợp bị bệnh do cá da trơn, chứng tỏ mặt hàng này vẫn an toàn. Vì thế việc Mỹ áp dụng quy chuẩn của USDA có dấu hiệu vi phạm giao ước thương mại giữa Mỹ với Việt Nam.
Tôi cho rằng động thái này là một nỗ lực nhằm ngăn chặn cá da trơn xuất khẩu của Việt Nam và các thị trường khác vào Mỹ. Có vẻ như mục đích đó sẽ đạt được khi quy chuẩn mới áp dụng.
Thách thức cho các bạn là rất lớn. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn Việt Nam phải đối mặt với việc mất trắng thị trường xuất khẩu Mỹ. Hai quy chuẩn của FDA và USDA là hai dạng quy chuẩn khác nhau, nên Việt Nam có thể sẽ mất rất nhiều năm mới chuyển đổi thành công và đáp ứng được quy chuẩn của USDA, chứ không đơn giản như thời hạn dưới 2 năm như "quy định cuối cùng" đã ban hành.
Các bạn cần hiểu rằng, quy chuẩn mới không chỉ đơn giản là những doanh nghiệp đơn lẻ sẽ phải thay đổi như thế nào, mà đây là cách nhìn của chính quyền Mỹ về độ an toàn của cá da trơn Việt Nam. Chỉ khi nào cách nhìn ấy thay đổi, còn không, sẽ là rào cản cực kỳ lớn cho Việt Nam để xuất khẩu.
Điều doanh nghiệp Việt Nam cần làm nhất lúc này là cùng với Chính phủ Việt Nam truyền đi thông điệp rằng, không công bằng khi Mỹ áp dụng các quy chuẩn ngặt nghèo cho xuất khẩu Việt Nam, trong khi Việt Nam lại đang mở cửa đón hàng nhập từ Mỹ.
Việt Nam có khả năng sẽ kiện Mỹ lên WTO sau khi quốc gia này đưa ra chính sách đi ngược lại thỏa thuận với Việt Nam về chương trình kiểm soát cá da trơn trong TPP.
Nhằm thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA) trong lĩnh vực thuế quan, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 201/2015/TT- BTC ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc giai đoạn 2015-2018.
Mặc dù chỉ giảm giảm 1,2% về lượng nhưng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam lại giảm tới 49% (tức một nửa) về giá trị do giá dầu giảm sâu.
Ngày 9/12, các Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain và Kelly Ayotte đã trình Quốc hội Mỹ một nghị quyết mới đề nghị bãi bỏ Quy định cuối cùng đối với Chương trình Giám sát Cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Theo Viettrade, dù liên tục đứng đầu thế giới về sản lượng sản xuất cũng như xuất khẩu hồ tiêu VN, nhưng giá bán tiêu VN thường thấp hơn các nước khác.
Theo đánh giá mới nhất của Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (VICOFA), kết thúc niên vụ 2014-2015, xuất khẩu cà phê nước ta năm 2015 giảm mạnh về sản lượng và giá trị.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 năm trở lại đây, trước sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường cá ngừ lớn và cạnh tranh giữa các thị trường ngày càng tăng, thì Trung Đông, đặc biệt là Ai Cập, trở thành điểm đến mới cho các nước xuất khẩu cá ngừ.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt NamXuất khẩu cá ngừ
Theo Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT), hồ tiêu xuất khẩu cả nước năm 2015 ước đạt 1,24 tỷ USD với giá gần 9.500 USD/tấn.
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 10 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu tôm vào Nhật Bản đạt 171.753 tấn, trị giá 1,8 tỷ USD, giảm 3,7% về khối lượng và 17,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Cục Quản lý dược - Bộ Y tế mới có văn bản số 21590/QLD-KD gửi Tổng cục Hải quan, trong đó ghi rõ tạm dừng nhập khẩu các nguyên liệu Salbutamol và Clenbuterol kể từ ngày 20/11/2015 cho đến khi có thông báo mới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự