Đặc sản hạt dẻ Trùng Khánh đang bị hạt dẻ Trung Quốc lấn át, chiếm chỗ và bị đẩy đến nguy cơ mất thương hiệu.
Thu hoạch càphê niên vụ 2014-2015: Rớt thảm cả giá lẫn lượng
- Cập nhật : 11/12/2015
(Thi truong)
Niên vụ càphê 2014-2015 là một niên vụ đầy biến động với giá càphê lên xuống liên tục. Dự kiến, trong niên vụ mới tình hình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này vẫn chưa có nhiều khởi sắc.
Thông tin này vừa được Hiệp hội càphê ca cao Việt Nam công bố tại Hội nghị tổng kết niên vụ càphê 2014-2015 và phương hướng nhiệm vụ niên vụ càphê 2015/2016, do đơn vị này tổ chức chiều nay (10/12), tại Hà Nội
Giá rớt thảm
Theo Hiệp hội càphê ca cao Việt Nam (Vicofa) trong niên vụ 2014-2015, xuất khẩu càphê giảm cả lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt giá bán ra luôn theo chiều hướng đi xuống.
Cụ thể, tổng lượng xuất khẩu càphê toàn niên vụ 2014/2015 chỉ đạt khoảng 1,25 trệu tấn với kim ngạch 2,62 tỷ USD giảm 21,9% về lượng và giảm 20,1% về kim ngạch so với cùng kỳ niên vụ trước.
Ông Nguyễn Hải Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội càphê ca cao cho biết, niên vụ 2014-2015 giá ngành hàng càphê lên xuống liên tục.
“Đầu vụ giá ở mức cao nhưng sau đó đi xuống nhanh chóng. Từ tháng Ba mức giá càphê nội địa trung bình chỉ khoảng 38 triệu đồng/tấn, sang tháng Bảy giá càphê nội địa trung bình chỉ còn 36.000 triệu đồng/tấn. Tháng Chín cũng là tháng cuối vụ nhưng giá không những không đi lên mà còn rớt thảm hại, trung bình tháng giá chỉ còn 35.400 đồng/kg,” ông Tự chỉ rõ.
Bên cạnh đó, theo phản ánh của Câu lạc bộ các doanh nghiệp xuất khẩu càphê, niên vụ vừa qua là một năm đầy khó khăn của ngành hàng càphê. Giá càphê nhân giảm liên tiếp do biến động của thời tiết, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, đồng USD mạnh lên, các nước xuất khẩu càphê phá giá đồng tiền và nhiều thông tin bất lợi làm giá cả thị trường lên xuống thất thường.
Giá xuất khẩu hiện nay chỉ còn 1.800 USD/tấn so với thời điểm cao điểm là 2.100-2.200 USD/tấn của vụ trước, giảm 300-400 USD/tấn.
Nguy cơ bỏ cây càphê
Nguyên nhân của việc “rớt cả giá, cả lượng” được xác định là do biến động về tỷ giá đồng tiền trên thế giới. Mặt khác, do thời tiết thay đổi, hiện tượng El nino gây hạn hán và thời tiết thất thường dẫn đến hạt nhỏ, những vùng không đủ nước thậm chí mất trắng, giá cà phê xuống thấp, nhân công cao làm cho người trồng cà phê giảm chăm bón dẫn đến năng suất thấp.
Qua đoàn khảo sát và thông báo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng thì sản lượng niên vụ 2015-2016 sẽ giảm 10% so với vụ trước.
Nhận định về tình hình sản xuất càphê hiện nay, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội càphê ca cao cũng cho biết, giá càphê trong nước hiện nay đã xuống dưới giá thành sản xuất. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới niên vụ mới. Nếu thị trường càphê thế giới không hồi phục thì nguy cơ người nông dân sẽ bỏ mặc vườn càphê thậm chí chuyển sang trồng cây khác được giá hơn như hồ tiêu, mắcca…
“Do đó, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước là mục tiêu phấn đấu của ngành qua nhiều chương trình quảng cáo, lễ hội, tháng thử nếm và uống cà phê,” ông Tự cho hay.
Theo ông Tự, năm 2010 lượng càphê nhân tiêu dùng trong nước đã tăng từ 5-7% đến nay đã chiếm trên 10%. Như vậy, mục tiêu đạt 15% vào năm 2020 có thể đạt được. Điều đó có nghĩa lượng càphê nhân xuất khẩu ngày một giảm, càphê chế biến tăng lên để ngày càng nâng cao giá trị gia tăng.
Bên cạnh đó, Vicofa cũng yêu cầu các doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ hơn nữa với người sản xuất và kinh doanh càphê, tạo sự gắn kết hài hòa giữa sản xuất và xuất khẩu gắn với thị trường trong và ngoài nước; tăng cường tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng cho sản xuất kinh doanh và tái canh cây càphê theo Chương trình tái canh càphê 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Vicofa cũng khuyến cáo người người trồng càphê và các doanh nghiệp không nên bán hàng giao quá xa khi không có dự trữ hàng thực trong kho đồng thời có những biện pháp quản lý rủi ro để tránh thiệt hại.
Cùng với đó, Hiệp hội cũng sẽ tăng cường phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đàm phán mở cửa thị trường càphê chế biến, giảm thuế nhập khẩu sản phẩm càphê chế biến tạo điều kiện tăng đầu tư vào chế biến rang xay và càphê hòa tan trong nước và xuất khẩu./.