Dù có giá cao hơn nhiều sản phẩm trong nước nhưng trái cây Thái Lan vẫn vượt mặt Trung Quốc tràn vào Việt Nam.
Thị trường sơn Việt Nam: Ngoại lấn lướt, nội thúc thủ
- Cập nhật : 15/05/2016
(Tin kinh te)
Các doanh nghiệp sơn có vốn đầu tư nước ngoài đang mạnh dạn đầu tư để đón nhu cầu từ các dự án bất động sản tại Việt Nam. Trái lại, khối doanh nghiệp trong nước có vẻ im ắng hơn, dù có vài điểm sáng, nhưng chưa đủ tạo thế cân bằng trên thị trường.
Đánh giá về nhu cầu trong ngành sơn thời gian tới, ông Chalermsak Pimolsri, Phó tổng giám đốc Công ty 4 Oranges, đơn vị đang chiếm khoảng 42% thị phần sơn trang trí ở Việt Nam, với 4 thương hiệu sơn là Mykolor, Spec, Boss và Expo cho biết, sức nóng từ thị trường địa ốc đang thúc đẩy nhu cầu vật liệu xây dựng tăng lên. Vì vậy, 4 Oranges vẫn đặt mục tiêu giữ vững tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân 15%/năm đối với ngành sơn trang trí.
Có nhiều yếu tố để đại diện 4 Oranges tự tin với mức tăng trưởng trên. Trước hết, dù giá vật liệu nói chung có tăng, nhưng đối với sơn trang trí, đầu vào là nguồn hóa chất ổn định, nên trong ngắn hạn, Công ty sẽ chưa tăng giá sơn. Hơn nữa, Công ty đang nắm trong tay hệ thống bán lẻ tốt với trên 2.500 trung tâm pha màu trên cả nước. Đó là chưa kể, Công ty đã mạnh dạnđầu tưcho mảng phát triểndự ánvới các dòng sơn chuyên biệt.
Cácdoanh nghiệpsơn nước ngoài đang mạnh tay đầu tư để đón nhu cầu từ các dự ánbất động sản. Ảnh: Đức Thanh
Bắt đầu từ năm 2014, 4 Oranges đã chi thêm 60 triệu USD để đầu tư cho máy móc, công nghệ nhằm đón nhu cầu trong những năm tới. Có thể nói, với công suất 100 triệu lít sơn và 60.000 tấn bột trét mỗi năm, nhà máy sơn của Công ty ở Khu công nghiệp Đức Hòa 1 (Long An) là một trong 3 nhà máy sản xuất sơn tại Đông Nam Á. 4 Oranges là thành viên của Tập đoàn Aisa Leader International Investment, chuyên sản xuất các loại sơn trang trí của Thái Lan và chính thức hiện diện ở Việt Nam từ năm 2004.
Một đại diện nước ngoài khác là Công ty TNHH Sơn trang trí AkzoNobel Việt Nam (của Hà Lan) cũng đang trong tư thế sẵn sàng đón đầu nhu cầu trong ngành xây dựng. Theo ông David Teng, Tổng giám đốc Công ty, đầu năm 2016, AkzoNoel Việt Nam đã đưa ra thị trường bộ danh mục sản phẩm Dulux Professional dành riêng cho các dự án bất động sản như chung cư, nhà cao tầng, cao ốc thương mại, biệt thự nghỉ dưỡng…
Trong số 64 dòng sản phẩm thuộc Dulux Professional, đã có 29 sản phẩm về Việt Nam, 35 sản phẩm còn lại sẽ tiếp tục được nhập về trong các năm tiếp theo. Điều này cho thấy nhận định của AkzoNoel Việt Nam về thị trường bất động sản trong nước vẫn tiếp tục nóng trong các năm tới.
Được biết, Tập đoàn AkzoNobel đã đầu tư nhà máy tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 2 (Bình Dương) từ năm 2007 với vốn đầu tư ban đầu là 8 triệu euro. Từ năm 2012 đến nay, Công ty liên tục đầu tư mở rộng nhà máy. Trong năm 2016, nếu hoàn thành, nhà máy AkzoNoble ở Việt Nam sẽ có diện tích khoảng 6 ha, công suất tăng gấp ba lần, đạt 100 triệu lít/năm, nâng tổng vốn đầu tư lên hơn 13 triệu euro.
Theo thống kê năm 2014 của Hiệp hội Sơn - Mực in Việt Nam (VPIA), thị trường sơn xây dựng Việt Nam có khoảng 60 nhà sản xuất. Trong đó, các đại lý bán hàng, doanh nghiệp sơn trong nước chỉ mới khai thác mảng sơn trang trí nội, ngoại thất vốn có giá trị không cao, chủng loại sơn cũng hạn chế hơn so với hàng ngoại. Thị trường của các hãng sơn nội chủ yếu là ở các tỉnh và phân phối thông qua kênh đại lý với mức chiết khấu cao. Còn thị trường thành phố là miếng bánh mà doanh nghiệp trong nước rất khó chen chân. Các doanh nghiệp này cũng không thể dành kinh phí quảng cáo “khủng” bằng các doanh nghiệp ngoại, nên họ đành đứng nhìn doanh nghiệp ngoại khai thác cơ hội từ sự phát triển của các dự án bất động sản.
Tuy năng lực cạnh tranh của các hãng sơn nội địa còn kém, nhưng những năm gần đây, thị trường cũng chứng kiến nhiều điểm sáng như Kova, Đồng Tâm, Hòa Bình… Một số đã tìm được chỗ đứng tại thị trường Việt Nam, nhưng hướng đi chính lại là xuất khẩu. Vì vậy, các điểm sáng đó chưa đủ mạnh để cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại ngay tại thị trường trong nước.
(Theo Báo Đầu Tư)