Sữa nguyên liệu ngoại nhập đang hiện diện hơn 70% trên thị trường VN với giá trị nhập khẩu hằng năm ở mức 1 tỉ USD và nguy cơ sữa ngoại sẽ tiếp tục ồ ạt vào VN...
Thị trường hàng hóa toàn cầu phục hồi
- Cập nhật : 11/10/2015
(Tin kinh te)
Đà phục hồi của thị trường hàng hóa trong tuần này đã giúp đẩy giá vật liệu thô, cổ phiếu của lĩnh vực khai thác mỏ và tiền tệ của các nước đang phát triển lên cao.
Đằng sau sự phục hồi của thị trường hàng hóa là một số dấu hiệu tạm thời cho thấy, kinh tế Trung Quốc có thể sẽ ổn định hơn, từ đó thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa.
Nhiều nhà đầu tư cũng cho rằng, việc Mỹ tiếp tục duy trì chính sách lãi suất thấp kỷ lục sẽ càng khiến USD suy yếu hơn, từ đó xoa dịu những lo ngại về tình hình tăng trưởng tại các nền kinh tế đang phát triển, như Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và một số nước khác. Đây là những nền kinh tế vốn đang đối mặt với thời kỳ tăng trưởng trì trệ và núi nợ USD khổng lồ.
Mặt khác, một số thị trường kim loại cũng đang bị thiếu hụt nguồn cung trầm trọng. Glencore vừa cho biết đã đóng cửa mỏ khai thác Eland ở Nam Phi - là mỏ khai thác nhiều loại hàng hóa được giao dịch nhiều nhất trên thị trường, khiến nguồn cung kim loại, từ than tới đồng, giảm mạnh. Một số thương nhân cho biết sẽ phải rút khỏi những hợp đồng đánh cược vào đà giảm giá của kim loại.
Một yếu tố khác giúp thị trường hàng hóa phục hồi là, sản lượng dầu thô tháng 9 của Mỹ tăng trưởng ở tốc độ chậm nhất trong vòng 1 năm qua, theo ước tính của Ủy ban thông tin năng lượng Mỹ. Tuyên bố mới đây của Nga rằng sẽ cùng với OPEC họp bàn để cắt giảm sản lượng dầu thô cũng hỗ trợ rất lớn cho giá hàng hóa.
Đà phục hồi của thị trường hàng hóa trong tuần này đã giúp đẩy giá vật liệu thô, cổ phiếu của lĩnh vực khai thác mỏ và tiền tệ của các nước đang phát triển lên cao.
Cụ thể, giá vật liệu thô, từ đồng, kẽm đến đường, đều tăng lên mức cao nhất trong nhiều tháng trở lại đây. Giá kém tăng 8,9% trong cả tuần qua và chốt tuần ở mức cao nhất 2 tháng 1.836 USD/tấn. Giá chì cũng tăng 8,3% lên cao nhất 3 tháng ở 1.780 USD/tấn.
Trên thị trường tiền tệ, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ và rand của Nam Phi đều tăng khoảng 3% so với USD. Chốt phiên 9/10, đôla Australia lên cao nhất 7 tuần so với USD nhờ giá hàng hóa tăng, đôla New Zealand lên cao nhất hơn 2 tuần so với đồng bạc xanh. Real của Brazil cũng tăng 0,82% so với USD lên cao nhất kể từ đầu tháng 9 trong phiên 9/10 và tăng 4,5% trong cả tuần qua. Ngoài ra, đồng rupiah của Indonesia, ruble của Nga và peso của Mexico cũng đồng loạt phục hồi.
Giá dầu thô tại Mỹ cũng đã tăng 9% trong cả tuần này lên 49,63 USD/thùng và chỉ số chứng khoán MSCI Thị trường mới nổi lên cao nhất 2 tháng. Cổ phiếu của hãng khai thác mỏ Glencore niêm yết tại London cũng tăng 36% trong cả tuần này sau khi liên tục bị bán tháo vì những tin đồn xung quanh tình hình kinh doanh khó khăn của công ty.
Tuy nhiên theo giới đầu tư, vẫn có nhiều xu hướng tác động tiêu cực đến giá hàng hóa và gây tổn hại đến tài sản của các thị trường mới nổi. Động lực giúp thị trường hàng hóa phục hồi trong những tháng đầu năm cũng đã dần biến mất.
Giới phân tích và thương nhân cho rằng, thị trường hàng hóa sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách trong tuần tới, khi Trung Quốc công bố số liệu thương mại và Mỹ công bố doanh số bán lẻ. Cả hai báo cáo sẽ là một thước đo quan trọng về tình hình tăng trưởng của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Theo chiến lược gia đầu tư Matthew Sherwood tại quỹ quản lý đầu tư Perpetual, đà phục hồi của thị trường mới nổi đang cho thấy những dấu hiệu suy yếu. Mặc dù lo ngại về Trung Quốc đã lắng dịu nhưng còn rất ít yếu tố có thể hỗ trợ đà phục hồi của thị trường hàng hóa trong tuần tới.
Nguyễn Dung
Theo WSJ,Vinanet