tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Thị trường bánh kẹo 27.000 tỷ: Hữu Nghị, Bibica quá lép vế so với doanh nghiệp ngoại

  • Cập nhật : 08/12/2015

(Thi truong)

Khi bánh kẹo Kinh Đô đã thuộc sở hữu Mondelez, các doanh nghiệp bánh kẹo nội địa đã không còn đối trọng nào để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Kinh doanh bánh kẹo, còn được gọi là kinh doanh “niềm vui trẻ con” – từ lâu vẫn là mảng kinh doanh được đánh giá là khá an toàn, lợi nhuận cao. Top 5 doanh nghiệp lớn nhất thị trường đều đạt doanh thu trên 1.000 tỷ từ mảng kinh doanh ngọt ngào này.

Bạn có thể hình dung, mỗi chiếc bánh Trung thu Kinh Đô mà mình và gia đình mua, góp một phần nhỏ vào doanh thu trên 800 tỷ đồng mỗi vụ trung thu của Kinh Đô – doanh nghiệp bánh kẹo số 1 Việt Nam hiện nay.

Hay một thanh kẹo Alpenlible “ngọt ngào như vòng tay âu yếm” – một thỏi Mentos, hay một que kẹo mút Chuppa Chups… – đều đến từ Perfetti Van Melle – một hãng bánh kẹo danh tiếng trên toàn thế giới.

Theo báo cáo của BMI, doanh thu ngành bánh kẹo Việt Nam năm 2014 tăng trưởng 10,65% so với năm 2013, đạt 27 nghìn tỉ đồng.

Thống kê của chúng tôi cho thấy hiện có ít nhất 7 doanh nghiệp đang có doanh thu hàng năm trên 1.000 tỷ đồng, gồm Kinh Đô (nay là Kinh Đô Bình Dương), Orion Food Vina, Hữu Nghị, Perfetti Van Melle, Phú Trường Quốc tế (Richfield), Bibica và Liwayway (Oishi).

Tổng doanh thu của các doanh nghiệp này vào khoảng trên 15.000 tỷ đồng, tức chiếm ½ tổng doanh thu toàn ngành.

“Ngoại hóa” ngành bánh kẹo

Đối với người tiêu dùng, bánh kẹo “ngoại” – hoặc ít nhất có yếu tố nước ngoài, dù chỉ là cái tên, cũng phần nào hấp dẫn hơn bánh kẹo trong nước. Trong số các doanh nghiệp dẫn đầu có thể thấy các thương hiệu nước ngoài tỏ ra lấn lướt với Orion, Perfetii Van Melle, Liwayway/Oishi.

Inbisco Việt Nam - một doanh nghiệp chuyên về nhập khẩu cũng đang có những bước tiến mạnh mẽ để thâm nhập sâu hơn vào thị trường

Phú Trường Quốc tế là doanh nghiệp Việt Nam nhưng chuyên về nhập khẩu và phân phối các thương hiệu kẹo của Tập đoàn Mars như kẹo M&M, Doublemint, Cool Air.

Những doanh nghiệp nội lớn nhất gồm có Kinh Đô, Hữu Nghị, Bibica, Hải Hà, Hải Châu, Phạm Nguyên. Tuy nhiên, từ tháng 7/2015, Kinh Đô đã chính thức bán 80% cổ phần của Kinh Đô Bình Dương – công ty phụ trách mảng kẹo - cho tập đoàn Mondelez. Với động thái này, “bánh kẹo Kinh Đô” chính thức thuộc sở hữu của nước ngoài và cán cân thị trường hiện đã nghiêng hẳn về các doanh nghiệp nước ngoài.

Trước khi mua lại Kinh Đô, nhiều thương hiệu của Mondelez đã có thời gian dài thâm nhập vào thị trường Việt Nam như Oreo hay Cadbury.

Lotte từng có ý định thâu tóm Bibica nhưng kế hoạch này “bất thành” khi có sự xuất hiện của nhóm cổ đông liên quan đến ông Nguyễn Duy Hưng. Hiện nay, cục diện sở hữu tại Bibica khá cân bằng với phía Lotte và PAN Group mỗi bên nắm giữ hơn 40% cổ phần.

Lợi nhuận phân hóa mạnh

Không chỉ đứng đầu về doanh thu, lợi nhuận của Kinh Đô còn vượt trội so với các doanh nghiệp còn lại. Số liệu của chúng tôi cho thấy tổng lợi nhuận năm 2014 của 6 công ty Orion, Perfetii Van Melle, Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị và Hải Châu cộng lại vẫn kém Kinh Đô gần 100 tỷ đồng.

Lợi nhuận của Kinh Đô cao vọt hẳn lên nhờ nhiều yếu tố như chi phối thị trường bánh trung thu – sản phẩm mùa vụ nhưng có tỷ suất lợi nhuận rất cao cùng với nguồn thu lớn từ hoạt động tài chính.

Khi Kinh Đô trở thành doanh nghiệp nước ngoài thì phần lớn lợi nhuận của ngành nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài. Mốc 100 tỷ lợi nhuận trở thành mục tiêu lớn đối với những doanh nghiệp nội lớn nhất như Bibica hay Hải Hà.

Trở về

Bài cùng chuyên mục