tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Hàng đóng gói sẵn: đụng đâu sai đó

  • Cập nhật : 25/11/2015

(Tieu dung)

Tới đây, cơ quan chức năng sẽ công khai các cơ sở sản xuất, những mặt hàng vi phạm các quy định về tiêu chuẩn chất lượng đo lường...

mot trong nhung hinh thuc gian lan doi voi hang dong goi san la nhai nhan hieu nhung san pham noi tieng. trong anh: mot chai nuoc tinh khiet (trai) co bao bi va mau chai kha giong voi mot thuong hieu noi tieng - anh: t.t.d.

Một trong những hình thức gian lận đối với hàng đóng gói sẵn là nhái nhãn hiệu những sản phẩm nổi tiếng. Trong ảnh: một chai nước tinh khiết (trái) có bao bì và mẫu chai khá giống với một thương hiệu nổi tiếng - Ảnh: T.T.D.

Trong thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ công khai các cơ sở sản xuất, những mặt hàng vi phạm các quy định về tiêu chuẩn chất lượng đo lường, nhất là những cơ sở, mặt hàng vi phạm nghiêm trọng về chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng...

Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) Trần Việt Thanh đã cho biết như vậy tại hội nghị công bố kết quả thanh tra đối với hàng đóng gói sẵn (HĐGS) của 62 sở KH&CN cả nước trong năm 2015, được tổ chức ngày 19-11.

Đóng cửa nhiều năm vẫn cấp phiếu xét nghiệm!

Thông tin từ Sở KH&CN Nghệ An - một trong những địa phương phát hiện nhiều sai phạm nhất - cho biết khi thanh tra đối với 41 cơ sở sản xuất và kinh doanh nước khoáng đóng chai trên địa bàn, kết quả cho thấy có đến 22/37 mẫu không đạt chất lượng ở các chỉ tiêu vi sinh vật như E.coli, coliforms, vi khuẩn Psendomonas aeruginosa...

Tuy nhiên, các sản phẩm này vẫn lưu hành trên thị trường nhờ tấm “bùa hộ mệnh” là phiếu kết quả thử nghiệm chất lượng nước do phòng thử nghiệm Vilas 236 thuộc Chi cục Tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng Nghệ An cấp và đều được làm giả!

Trưởng phòng tiêu chuẩn chất lượng - người đã ký trên các phiếu này - thừa nhận đã cấp khống dù những mẫu nước không được thử nghiệm. Trong thực tế phòng thử nghiệm Vilas 236 đã ngừng hoạt động từ năm 2012!

Theo kết quả thanh tra với gần 2.900 cơ sở sản xuất và kinh doanh HĐGS đối với 16 nhóm hàng tại 62 tỉnh, thành trong cả nước, vừa được Thanh tra Bộ KH&CN thực hiện, có tới 556 cơ sở (chiếm 19,5%) vi phạm, phổ biến nhất là về đo lường và nhãn mác.

Trong đó, tỉ lệ vi phạm cao nhất là rượu, bia, nước giải khát, nước uống (25%); nông sản, sản phẩm từ nông sản (24%); phân bón (23%); sơn, bột bả tường (21%); bánh, mứt, kẹo, đường (20%); ximăng (20%); khí đốt hóa lỏng LPG (20%); thuốc bảo vệ thực vật (19%)...

Các hành vi vi phạm phổ biến nhất là về đo lường như đóng gói thiếu so với khối lượng công bố trên bao bì, không ghi hoặc ghi không đúng đơn vị đo pháp định lượng hàng đóng gói... (chiếm tới 51% số lượt hành vi vi phạm), tiếp đến là các vi phạm quy định về nhãn hàng hóa (chiếm 21%), chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, không công bố tiêu chuẩn áp dụng, chất lượng không phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, vi phạm về sở hữu công nghiệp hoặc mã số mã vạch, sử dụng phương tiện đo không kiểm định, hết hạn kiểm định...

Sẽ bêu tên các sản phẩm, cơ sở vi phạm

Ông Trần Minh Dũng, chánh thanh tra Bộ KH&CN, cho rằng một trong những nguyên nhân khiến tình trạng gian lận diễn ra phổ biến và ngày càng lan rộng là do mức chế tài chưa đủ sức răn đe.

Cụ thể, với gần 600 cơ sở bị phát hiện có sai phạm nhưng số tiền xử phạt thu được chỉ có... 1,7 tỉ đồng, số tiền truy thu từ thu lợi bất hợp pháp đối với các cơ sở này là... 13 triệu đồng! “Các quy định hiện hành về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đo lường - chất lượng chỉ cho phép xử phạt đến mức đó” - ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, cơ quan này đang kiến nghị xem xét, sửa đổi nghị định 80 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này nhằm tăng tính răn đe. Thứ trưởng Trần Việt Thanh cũng cho biết bộ này đã rà soát lại hệ thống văn bản, thông tư để tăng cường quản lý HĐGS.

“Phải có chế tài xử lý mạnh hơn, tăng mức xử phạt..., thậm chí cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những vi phạm nghiêm trọng về chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng” - ông Thanh nói.

Ngoài ra, theo ông Thanh, cần công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với tên những mặt hàng, những cơ sở sản xuất vi phạm nghiêm trọng, nhất là về chất lượng, để xã hội và người tiêu dùng lựa chọn, bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách tẩy chay những sản phẩm kém chất lượng, gian lận. Đồng thời, đó cũng là sự cảnh báo một cách mạnh mẽ, hiệu quả đối với những nhà sản xuất không coi trọng quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng.

“Việc gian lận về khối lượng HĐGS là “móc túi” người tiêu dùng, nhưng vi phạm về chất lượng là tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người, có thể gây bệnh nguy hiểm, cần phải được xử lý nghiêm” - ông Thanh cho biết.

Theo ông Dũng, danh sách các cơ sở, sản phẩm HĐGS vi phạm nghiêm trọng như không đạt chất lượng, gian lận khối lượng, làm giả nhãn mác, không được kiểm định chất lượng... sẽ được thanh tra bộ và các sở KH&CN tập hợp để sớm công bố công khai.

Chiếm 40% giá trị hàng hóa lưu thông trên thị trường

Ông Vũ Hồng Điệp, vụ trưởng Vụ Đo lường (Tổng cục Tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng), cho biết ước tính năm 2015, HĐGS chiếm khoảng 40% trong số 3 triệu tỉ đồng hàng hóa lưu thông trên thị trường. Do đó, theo ông Điệp, với tỉ lệ tới 19,5% cơ sở sản xuất, kinh doanh HĐGS được kiểm tra có vi phạm là con số mà người tiêu dùng khó có thể chấp nhận được.

(Theo Báo Tuổi Trẻ)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục