Giá dầu thô nhẹ thế giới hàng ngày
Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 6/10
- Cập nhật : 06/10/2015
(Tin kinh te)
Nhật Bản có thể ấn định hạn ngạch nhập khẩu gạo 50.000 - 70.000 tấn thông qua TPP; Ai Cập cho phép xuất khẩu gạo trong 6 tháng tới.
Bảng giá gạo ngày 5/10
Nhật Bản có thể ấn định hạn ngạch nhập khẩu gạo 50.000 - 70.000 tấn thông qua TPP
Bloomberg trích bài viết trên Nikkei Asian Review cho biết, Nhật Bản có thể sẽ ấn định hạn ngạch nhập khẩu gạo Mỹ khoảng 50.000 - 70.000 tấn thông qua thỏa thuận TPP. Tuần trước, có một số thông tin cho rằng, Nhật Bản có thể đang xem xét nâng con số này lên hơn 100.000 tấn gạo.
Nhật Bản được cho là sẽ tăng nhập khẩu gạo Mỹ thêm 2.000 tấn từ năm thứ 4 của thỏa thuận cho đến khi đạt được mốc 70.000 tấn trong 13 năm.
Hiện tại, Nhật Bản đã nhập khẩu khoảng 770.000 tấn gạo thông qua thỏa thuận hạn ngạch tối thiểu hàng năm (MMA) của Tổ chức Thương mại thế giới.
Nhật Bản cũng được cho là sẽ đưa ra hạn ngạch nhập khẩu khoảng 6.000 tấng ạo từ Australia và dần tăng lên 8.400 tấn/năm.
Chính phủ Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi nhu cầu tiêu thụ gạo nội địa giảm do xu hướng già hóa dân số và giới trẻ chuyển sang thực phẩm làm từ lúa mì.
Ai Cập cho phép xuất khẩu gạo trong 6 tháng tới
Chính Ai Cập vừa cho phép xuất khẩu gạo trong 6 tháng tới, nguồn tin trong nước trích dẫn thông báo của Bộ Công thương nước này cho biết.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải trả phí khoảng 255 USD/tấn gạo được xuất khẩu đi. Phí này phải được thanh toán bằng ngoại tệ để có thể dễ dàng chuyển khoản thông qua các ngân hàng Ai Cập.
Bộ Công Thương Ai Capapj yêu cầu Cơ quan Hải quan nước này nộp báo cáo hàng tuần về khối lượng xuất khẩu và những doanh nghiệp nào tuân thủ quy định.
Bộ cho biết, chính phủ quyết định mở thị trường xuất khẩu gạo tạm thời do đạt thặng dư gạo trong vụ mùa hiện tại. Việc xuất khẩu gạo cũng giúp kho dự trữ ngoại hối của Ai Cập tăng lên.
Hồi tháng 8, Ai Cập từng ban lệnh cấm xuất khẩu gạo do nhu cầu tiêu thụ vượt quá sản lượng của cả nước.
Nguyễn Dung
Theo Oryza,Vinanet