Giá dầu thế giới giảm khá mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần (kết thúc vào rạng sáng nay 12/9 - giờ Việt Nam) sau khi Goldman Sachs giảm dự báo về triển vọng giá dầu. Khép lại tuần qua, dầu WTI giao tháng 10 đã giảm xuống 44,63 USD/bbl; dầu Brent giao tháng 10 cũng giảm về 48,14 USD/bbl.
Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 11/9
- Cập nhật : 11/09/2015
(Tin kinh te)
USDA hạ dự báo xuất khẩu gạo năm 2015 của Việt Nam; sản lượng gạo của Hàn Quốc dự báo giảm mạnh trong năm 2015.
Bảng giá gạo ngày 10/9
USDA hạ dự báo xuất khẩu gạo năm 2015 của Việt Nam
USDA dự báo, xuất khẩu gạo năm 2015 của Việt Nam sẽ giảm 10% so với ước tính ban đầu xuống còn 6 triệu tấn, chủ yếu do vấp phải sự cạnh tranh từ Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Campuchia và Myanmar và nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc suy yếu.
USDA ước tính, sản lượng gạo niên vụ 2014 - 2015 (tháng 1- tháng 12/2015) của Việt Nam sẽ đạt 28,07 triệu tấn, tăng nhẹ so với ước tính ban đầu của tổ chức. Sản lượng gạo cả năm tăng do sản lượng của vụ lúa thu tại Đồng bằng Sông cửu Long tăng, bù lại những thiệt hại do hạn hán gây ra cho ngành lúa ở miền trung.
Theo USDA, dự trữ gạo trong niên vụ này của Việt Nam sẽ tăng lên 973.000 tấn nhờ sản lượng tăng và nhu cầu tiêu thụ suy yếu. USDA cho biết, lượng gạo tiêu thụ trung bình trên đầu người tại Việt Nam đã giảm xuống 136kg do xuất hiện nhiều loại thực phẩm khác.
Thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm tại thị trường châu Phi, Mỹ và Australia
Số liệu của USDA cho biết xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi, Mỹ và Australia giảm mạnh trong tháng 7/2015 do nhu cầu tiêu thụ suy yếu và vấp phải sự cạnh trạnh từ gạo Ấn Độ và Thái Lan.
Tuy nhiên USDA cho biết, thị phần của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu gạo châu Á và châu Âu lại tăng cao.
Theo đó, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 606,485 tấn gạo trong tháng 7/2015, giảm 2% so với tháng trước đó và giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, Việt Nam xuất 492.334 tấn gạo ra thị trường châu Á (chiếm 81% tổng xuất khẩu gạo tháng 7), tăng 8% so với tháng 6/2015 và tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam xuất khẩu 70.819 tấn gạo sang châu Phi (chiếm 12% tổng xuất khẩu gạo tháng 7), giảm 18% so với tháng 6/2015 và giảm 39% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam xuất khẩu 22.375 tấn gạo sang Mỹ (chiếm 4% tổng xuất khẩu gạo tháng 7), giảm 64% so với tháng 6/2015 nhưng tăng 77% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam xuất khẩu 2.472 tấn gạo sang Australia (chiếm 0,4% tổng xuất khẩu gạo tháng 7), giảm 17% so với tháng 6/2015 và tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam xuất khẩu 18.485 tấn gạo sang châu Âu và Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (chiếm 3% tổng xuất khẩu gạo tháng 7), tăng 85% so với tháng 6/2015 và tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sản lượng gạo của Hàn Quốc dự báo giảm mạnh trong năm 2015
FAO ước tính, sản lượng gạo năm 2015 của Hàn Quốc sẽ giảm 12,4% so với năm ngoái xuống 2,3 triệu tấn gạo. Theo FAO, diện tích trồng lúa của Hàn Quốc sẽ giảm mạnh do hạn hán trong khoảng từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 7 và do lũ lụt từ tháng 7 đến tháng 8.
USDA cũng dự báo, sản lượng gạo năm 2015 của Hàn Quốc sẽ giảm 10% so với năm ngoái xuống 1,7 triệu tấn. Hàn Quốc có thể sẽ phải nhập khẩu 60.000 tấn gạo trong năm 2015 do an ninh lương thực bị đe dọa.
Campuchia có thể sẽ không tham gia đấu thầu hợp đồng nhập khẩu gạo của Philippines
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Campuchia lo ngại rằng, chính phủ nước này sẽ không tham gia đấu thầu hợp đồng nhập khẩu 750.000 tấn gạo của Philippines do không đủ sức cạnh tranh với Thái Lan và Việt Nam.
Trước đó theo Reuters, Campuchia là một trong 3 nước Philippines mời đấu thầu hợp đồng nhập khẩu gạo trong cuối năm nay và đầu năm 2016.
Vì chi phí sản xuất, lưu kho và vận chuyển cao nên Campuchia sẽ không thể hạ giá xuống quá thấp giống như Việt Nam và Thái Lan, theo Giám đốc của công ty Green Trade.
Tháng 6 vừa qua, Campuchia cũng không giành được hợp đồng nhập khẩu 100.000 tấn với Cơ quan lương thực quốc gia Philippines. Vào thời điểm đó, Việt Nam ra giá thầu là 416 USD/tấn trong khi Campuchia ra giá là 455 USD/tấn, cao hơn nhiều so với mức giá khởi điểm là 408,15 USD/tấn.
Nguyễn Dung
Theo Oryza, VinaNet