OPEC có thể cân nhắc thực hiện "các biện pháp khác" nhằm chấm dứt tình trạng dư cung.
Tin thị trường - Giá cà phê Việt Nam và Thế giới ngày 23-02-2016
- Cập nhật : 24/02/2016
(Tin kinh te)
Giá cà phê các tỉnh Tây Nguyên giảm xuống 30-30,7 triệu đồng/tấn. Giá Robusta sàn ICE Futures Europe London và giá Arabica sàn New York đồng loạt giảm.
Hôm nay 24/2, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, sau khi đi ngang trong phiên hôm qua, giảm 400.000 đồng/tấn xuống 30-30,7 triệu đồng/tấn.
Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay giảm 21 USD từ 1.448 USD/tấn hôm qua xuống 1.427 USD/tấn.
Giá cà phê Robusta trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn ICE New York đồng loạt giảm.
Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, trái với phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn đảo chiều giảm 18-21 USD/tấn.
Cụ thể, kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 18 USD/tấn xuống 1.362 USD/tấn; Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 21 USD/tấn xuống 1.397 USD/tấn, Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 20 USD/tấn xuống 1.427 USD/tấn; và Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá giảm 19 USD/tấn xuống 1.453 USD/tấn.
Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York giảm 1,3-2,05 cent/pound.
Cụ thể, kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 2,05 cent/pound xuống 117,8 cent/pound; Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 1,35 cent/pound xuống 119,25 cent/pound; Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 1,3 cent/pound xuống 121 cent/pound; và Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá giảm 1,35 cent/pound xuống 122,5 cent/pound.
Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, so với mùa vụ năm 2014, sản lượng cà phê Việt Nam vụ 2015 giảm 20%, đạt 1,6 triệu tấn; giá giảm 40% khiến kim ngạch xuất khẩu mất gần 1 tỷ USD so với năm 2014.
Bên cạnh đó, tuy sản lượng đứng thứ 2 thế giới, nhưng Việt Nam vẫn xuất thô đến 90% nên giá trị không cao. Bên cạnh đó là tiêu dùng cà phê trong nước cũng rất thấp.
Theo Vicofa, sản lượng cà phê trên thế giới niên vụ 2014-2015 là 141 triệu bao, tương đương 8,5 triệu tấn, so với niên vụ trước giảm 3,5%. Nhưng hiện giá cà phê không còn tuân theo cung cầu nữa mà theo thị trường tài chính.
Số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2015 đạt 30,13 tỷ USD, giảm 1,4% so với năm 2014, trong đó cà phê - mặt hàng nông sản chủ lực - cũng giảm tới hơn 28% kim ngạch.
Theo Bộ NN&PTNT, nguyên nhân là do Brazil, Colombia, Indonesia tiếp tục phá giá đồng nội tệ, khiến giá cà phê từ các nước này hấp dẫn hơn đối với các nhà nhập khẩu so với cà phê Việt Nam.
Cụ thể, Mỹ tăng lượng nhập khẩu cà phê từ Colombia và Indonesia lần lượt 10% và 7% trong 8 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014, trong khi Đức cũng tăng lượng cà phê nhập khẩu từ Brazil (1%) và Indonesia (27%).
Nhật Trường
(Theo Nhịp Cầu Đầu Tư)