Venezuela dự kiến giá dầu tăng 10 USD/thùng, sản lượng tăng trong 6 tháng tới
Bộ trưởng dầu mỏ Venezuela cho biết giá dầu sẽ có thể tăng 10 USD/thùng trong mùa hè này, bổ sung rằng sản lượng của quốc gia nam Mỹ thuộc OPEC này có thể tăng khoảng 200.000 thùng mỗi ngày trong 6 tháng tới.
Eulogio Del Pino trả lời đài địa phương trong một cuộc phỏng vấn rằng nhu cầu đã tăng và nguồn cung thấp hơn sẽ giúp thúc đẩy giá dầu trong những tháng tới, gá đã bắt đầu giảm mạnh 2 năm trước do dư cung toàn cầu.
Ông cho biết “nhu cầu tăng thêm 2 triệu thùng và nguồn cung ít hơn 1 triệu thùng sẽ chuyển thành sự phục hồi giá mà chúng tôi ước tính là khoảng 10 đô la”.
Del Pino cho biết công ty dầu nhà nước PDVSA đã triển khia một nỗ lực gồm hợp tác với các công ty liên doanh và các thỏa thuận hợp đồng mới với các công ty dịch vụ sẽ giúp họ tăng sản lượng, mức sản lượng đã bị suy yếu bởi giá thấp.
Del Pino nói “chúng tôi không nghi ngờ rằng trong ba tới 6 năm tới, chúng tôi sẽ nâng sản lượng từ 150.000 tới 200.000 thùng mỗi ngày”. “Chúng tôi sẽ tăng lên những mức rất gần với khả năng của chúng tôi, khoảng 2,9 triệu thùng mỗi ngày”.
Venezuela đang vật lộn dưới sự sụt giảm kinh tế nghiêm trọng từ một hệ thống kinh tế xã hội mục nát, lợi tức dầu mỏ thấp và phân phối điện do hạn hán kéo dài.
Số liệu từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ công bố tuần trước cho thấy sản lượng của Venezuela giảm xuống 2,37 triệu thùng/ngày trong tháng 5.
Del Pino, trong một cuộc phỏng vấn với Reuters cho biết sản lượng hiện nay là 2,7 triệu thùng mỗi ngày và sẽ tăng lên 2,8 triệu thùng mỗi ngày vào cuối năm nay.
Số liệu đó lạc quan hơn đa số dự đoán của giới phân tích.
Ngân hàng Barclays cho biết trong một báo cáo “nguy cơ sản lượng dầu của Venezuela theo chiều giảm dường như tăng lên”. Sản lượng của nước này có thể sụt giảm vào cuối năm nay ở mức khoảng 2,1 triệu thùng mỗi ngày.
Trong bối cảnh khủng hoảng tiền mặt, ngành dầu mỏ của Venezuela đang ở trạng thái thiếu phụ tùng thay thế, sự rút lui của các công ty dịch vụ dầu mỏ do chưa thanh toán, vấn đề bảo trì và bạo lực.(Vinanet)
Sản lượng dầu thô của Canada tăng vọt 28% vào năm 2030
Hiệp hội các nhà sản xuất dầu mỏ Canada CAPP cho biết sản lượng dầu từ trữ lượng khổng lồ của Canada có thể phát triển nhanh hơn cơ sở hạ tầng để mang lại dầu thô trong những năm tới, ngay cả khi họ giảm quy mô dự báo tăng trưởng trong dài hạn.
Tổ chức các nhà sản uất dầu và khí đốt tự nhiên của Canada đã dự đoán trong dự báo tăng trưởng hàng năm rằng sản lượng sẽ tăng 28% lên 4,9 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2030.
Số liệu này thấp hơn dự báo 5,3 triệu thùng mỗi ngày trước đó của họ vào năm 2030. Dự đoán thấp hơn này trong bối cảnh bất ổn trong giá dầu toàn cầu kéo dài 2 năm đã gây thiệt hại cho các công ty dầu mỏ Canada, làm giảm hàng tỷ chi phí đầu tư.
CAPP đã lưu ý rằng mạng lưới đường ống của Canada có công suất vận chuyển khoảng 4 triệu thùng mỗi ngày, khá gần với nguồn cung cấp trung bình 3,98 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2015.
Theo Tim MicMillan, chủ tịch và giám đốc điều hành của CAPP trong khi phần lớn lượng dầu đó chuyển xuống phía nam vào thị trường Mỹ, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy lọc dầu khắp Midwest và Gulf Coast của Mỹ, nhu cầu đối với cơ sở hạ tầng mới xuất hiện khi nhu cầu của châu Á cũng đang tăng. “Nếu nhìn vào bức tranh toàn cầu, các dự báo đang cho thấy tăng trưởng trên thế giới không nhất thiết phải đến từ khách hàng truyền thống của chúng tôi ở Mỹ. Họ sẽ là Ấn Độ và Trung Quốc”. “Canada có mối quan hệ thương mại tốt đẹp với các nước khác nhau và năng lượng là một xuất khẩu lớn. Đây là một ưu tiên”.
Công nghiệp năng lượng của Canada có chủ trương xây dựng đường ống mang cát dầu tới bờ biển, cho phép dầu được nạp lên tàu sang các thị trường châu Á.
Nhưng các dự án được đề xuất bởi tập đoàn TransCanada Corp, Enbridge Inc và Kinder Morgan Inc tất cả đối mặt với sự phản đối từ các nhà môi trường lo ngại về khả năng những đường ống này sẽ thúc đẩy sự phát triển của dầu cát tại Alberta.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từ chối đường ống Keystone XL của TransCanada từ năm ngoái, với lý do ảnh hưởng nó có thể có tới sự thay đổi khí hậu.
Sản lượng từ dầu cát của Alberta, trữ lượng dầu thô lớn thứ ba thế giới và nguồn số 1 của nhập khẩu dầu thô Mỹ, sẽ đạt 3,7 triệu thùng/ngày vào năm 2030.
CAPP dự kiến sản lượng dầu truyền thống tại phía tây Canada, gồm sản phẩm ngưng tụ, giảm xuống 1,1 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2018 từ mức 1,3 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2015. Sản lượng được dự kiến vẫn tương đối ổn định tới năm 2030.(Vinanet)
Giá thép Trung Quốc có thể còn giảm nữa
Theo số liệu chính thức, chỉ số giá thép của Trung Quốc tháng 5 đã giảm 19,5% so với tháng trước đó.
Chỉ số giá thép dài (long stee) và thép dẹt (flat steel) đã giảm lần lượt 21,9% và 16,7%. Giá thép nguyên liệu (iron ore steel) giảm 18,6%. Chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu giảm 22,6%, trong khi chỉ quặng sắt Trung Quốc trên biểu đồ giảm 6,91%. Tháng 6 năm nay, áp lực cán cân cung – cầu vẫn tăng, giá có thể sẽ còn giảm thêm nữa trước khi cung – cầu cân đối trở lại.
Cà phê châu Á: Vụ thu hoạch của Indonesia nhanh hơn
Mức cộng cà phê tại Indonesia phần lớn không đổi tỏng tuần này mặc dù nhu cầu mạnh và vụ thu hoạch đang tăng tốc, trong khi mức cộng cà phê Việt Nam giảm nhẹ.
Tuy nhiên, giá tại nước sản xuất robusta lớn thứ ba thế giới sau Việt Nam và Bail vẫn không ảnh hưởng tới giá toàn cầu do hầu hết số cà phê của Indonesia được bán trong nước.
Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA cho biết sản lượng toàn cầu trong niên vụ 2016/17 được dự báo tăng 1,6% so với niên vụ trước lên 155,7 triệu bao do sản lượng arabica tăng, trong khi sản lượng của châu Á chủ yếu là robusta sẽ giảm do hạn hán.
Sản lượng của Indonesia trong mùa vụ hiện nay, kết thúc vào tháng 3/2017, được dự báo giảm 15% xuống 10 triệu bao do hạn hán nghiêm trọng.
Giá cà phê kỳ hạn giảm trong phiên 22/6, bởi một vụ thu hoạch bội thu tại Brazil. Giá robusta trên sàn ICE kỳ hạn tháng 9 giảm 0,4% xuống 1.708 USD/tấn.
Mức cộng của cà phê robusta loại 4, 80% hạt khiếm khuyết thu hẹp xuống 130 – 140 USD/tấn so với hợp đồng tháng 9 trên sàn ICE, mức cộng một tuần trước là 140 -150 USD.
Một nhà xuất khẩu tại Lampung, cho biết liên quan tới việc mua vào trong nước “nhu cầu vẫn thế, nhưng giá giao động”. Giá của Indonesia không cạnh tranh so với cà phê Việt Nam, rẻ hơn 50 USD/tấn.
Giá cà phê robusta của Việt Nam loại 1, sàng 16 tương tự loại Sumatran, đứng ở mức cộng 75 – 85 USD so với giá robusta kỳ hạn tháng 9, giảm từ mức 80 – 90 USD/tấn một tuần trước.
Mức cộng của cà phê loại 2, 5% hạt đen và vỡ cũng giảm xuống 30 – 40 USD/tấn so với hợp đồng tháng 9 từ mức cộng 35 – 45 USD/tấn một tuần trước.
Giá trong nước tăng 1% từ đầu tuần lên từ 37,1 triệu đồng đến 37,4 triệu đồng/tấn trong hôm qua.
Một thương gia tại công ty nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết “doanh số bán ra phục hồi nhẹ. Trong khi nhu cầu không tăng nhiều với các nhà rang xay và các công ty giao dịch đã có nhu cầu của họ đủ để phục vụ trong giai đoạn gần”.
Sản lượng từ 7 nhà sản xuất cà phê châu Á, chiếm ít nhất 1/3 sản lượng toàn cầu, có thể giảm 7,8% trong niên vụ 2016/17 xuống 45,97 triệu bao loại 60 kg/bao.
Các nhà sản xuất gồm Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Lào và Philippines, trong số đó Việt Nam và Indonesia sản xuất 27% sản lượng toàn cầu trong niên vụ 2015/2016.
Giá thức ăn chăn nuôi có khả năng tăng trở lại
Mức tăng hiện tại tuy chưa nhiều nhưng có khả năng giá TĂCN sẽ còn tăng tiếp trong thời gian tới khi giá nguyên liệu đang có xu hướng tăng lên.
Ông Chamnan Wangakkarangkul, Phó TGĐ Cty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam (CPV), cho biết, vừa qua, Cty đã phải tăng giá 150-200đ/kg với nhiều loại TĂCN. Sau gần 2 năm, TĂCN mới lại phải tăng giá như vậy. Một số doanh nghiệp TĂCN khác cũng đã và đang rục rịch tăng giá. Sở dĩ các công ty TĂCN phải tăng giá bán sản phẩm là do giá các loại nguyên liệu đã tăng nhiều trong thời gian qua.
Chẳng hạn, giá đậu tương đã từ mức 330 USD/tấn trước đây, tăng lên tới mức 480 USD/tấn. Giá ngô cũng đang tăng mạnh trong những tháng qua. Nếu như vào ngày 21/3/2016, giá ngô nhập khẩu về tới cảng Việt Nam ở mức 180-183 USD/tấn, thì đến ngày 18/6 đã là 233-236 USD/tấn (tăng 53 USD/tấn).
Thông tin từ thị trường quốc tế cho thấy giá đậu tương đã có 10 tuần tăng liên tiếp, còn giá ngô có 6 tuần tăng liên tiếp. Theo ông Chamnan Wangakkarangkul, hiện nay, do các công ty TĂCN vẫn còn đang sản xuất bằng nguyên liệu nhập về từ lúc giá còn chưa tăng, nên giá TĂCN mới chỉ tăng nhẹ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi nguồn nguyên liệu giá rẻ đã hết, các nhà sản xuất bắt đầu sử dụng ngô, đậu tương được mua khi giá đã tăng, chắc chắn giá TĂCN sẽ phải tăng lên nữa.
Giá nguyên liệu TĂCN tăng mạnh, trước hết là do những lo ngại về sự sụt giảm về nguồn cung của một số mặt hàng chủ lực trên thị trường thế giới. Về mặt hàng ngô, giá tăng liên tục trong thời gian qua là do lo ngại về việc giảm mạnh sản lượng vụ 2 ở Brazil do ảnh hưởng khô hạn. Bên cạnh đó là thông tin nước Mỹ có thể bị hạn hán trong mùa hè này. Ở mặt hàng đậu tương, lũ lụt lớn tại Argentina trong tháng 4 vừa rồi đã khiến cho nguồn cung của nước này giảm mạnh. Argentina là nước xuất khẩu khô dầu đậu tương hàng đầu thế giới nên nguồn cung của nước này giảm mạnh có tác động không nhỏ tới giá đậu tương toàn cầu. Lũ lụt không chỉ làm giảm mạnh sản lượng đậu tương ở Argentina mà còn làm chậm chễ tiến độ bốc xếp đậu tương lên tàu.
Đầu và cuối tháng 5 vừa rồi, đã xảy ra tình trạng khan hiếm cục bộ đối với đậu tương tại Việt Nam do nhiều tàu về trễ. Trong tháng 5, chỉ có 353 ngàn tấn khô dầu đậu tương được nhập về Việt Nam, giảm 3,5% so với tháng 4 và thấp hơn nhiều so với dự kiến của thị trường, mà nguyên nhân chủ yếu do lũ lụt ở Argentina. Bên cạnh đó, nguyên liệu TĂCN tăng giá mạnh trên toàn cầu, còn có những nguyên nhân khác như đồng dolla Mỹ giảm giá, việc tăng giá dầu thô khiến cước vận chuyển tăng lên và nhất là nhu cầu tăng cao trên thế giới. Do giá nhập khẩu tăng mạnh, nên giá nguyên liệu TĂCN trong nước cũng đã tăng cao.
Trong tháng 5, giá ngô Nam Mỹ bán tại cảng ở Vũng Tàu tăng 12,4% so với tháng trước đó, lên mức bình quân 5.213 đ/kg (hàng xá); giá khô đậu tương tại cảng ở Vũng Tàu tăng 18,7%, lên mức bình quân 9.923 đ/kg (hàng xá) … Sang tháng 6, giá giao dịch nội địa tiếp tục tăng mạnh. Ngày 20/6, giá ngô chào bán ở cảng Vũng Tàu quanh mức 5.800 đ/kg, giá đậu tương 10.800- 10.900 đ/kg.
Hiện tại, sự tăng giá TĂCN chưa mấy ảnh hưởng tới chăn nuôi, nhất là khi giá heo, giá gà đang ổn định ở mức có lợi nhuận cho người nông dân. Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, cho hay, giá gà trắng từ đầu năm đến giờ ổn định ở mức khoảng 25.000- 26.000 đ/kg, trong khi giá thành vào khoảng 24.000 đ/kg. Nhờ vậy, người nuôi gà trắng đang có chút lời. Giá gà trắng năm nay ổn định, một phần do đàn gà giảm nhiều (trước đây mỗi tháng các trang trại thuộc Hiệp hội Chăn nuôi Nam Bộ xuất chuồng khoảng 8 triệu con gà, thì nay chưa tới 1 nửa), phần khác do lượng thịt gà đông lạnh nhập khẩu năm nay cũng giảm mạnh. Gà đông lạnh nhập khầu giảm chủ yếu do đổ dồn vào Trung Quốc, khi giá gà ở nước này đang ở mức cao (35.000đ/kg gà lông). Trong khi đó, giá heo hơi tuy đã giảm nhiều so với mức đỉnh cao hồi đầu tháng 5 khi Trung Quốc mua mạnh, nhưng vẫn đang ở mức giúp người chăn nuôi có lãi khá là 48.000 đ/kg với heo loại tốt (giá ở Đông Nam Bộ, ở miền Bắc giá lợn hơi hiện khoảng 53.000đ/kg)....
(
Tinkinhte
tổng hợp)