Giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh trong sáng nay (23/8/2016 - giờ Việt Nam) sau khi các nhà phân tích của Goldman Sachs đánh giá mức tăng 20% kể từ đầu tháng đến nay có phần hơi quá và việc đóng băng sản lượng của các nhà sản xuất cũng không thể giải quyết tình trạng dư cung. Hiện giá dầu WTI giao tháng 9 đã giảm về 47,05 USD/bbl; dầu Brent giao tháng 10 cũng rơi xuống 48,83 USD/bbl.
Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 20-08-2016
- Cập nhật : 20/08/2016
Giá dầu Mỹ lên cao nhất 7 tuần
Giá dầu chốt phiên 19/8 ghi nhận tuần tăng thứ 3 lien tiếp khi hy vọng về thỏa thuận đóng băng sản lượng lấn át lo ngại về lượng dầu lưu kho
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 9/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 30 cent, tương ứng 0,6%, lên 48,52 USD/thùng, cao nhất kể từ 1/7. Cả tuần giá dầu WTI tăng 9,1%, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 3.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1 cent xuống 50,88 USD/thùng. Cả tuần, giá dầu Brent tăng 8,3%.
Thị trường dầu được hỗ trợ khi lượng dầu lưu kho và nguồn cung xăng của Mỹ giảm, USD suy yếu và có nhiều dấu hiệu cho thấy các nước sản xuất chủ chốt OPEC và ngoài OPEC có thể hành động để ổn định giá dầu.
Một số nước sản xuất lớn, kể cả Arab Saudi gần đây tuyên bố sẵn sàng tham gia các cuộc thảo luận về việc đóng băng sản lượng - nỗ lực tương tự đã thất bại hồi tháng 4 vừa qua.
Bên cạnh đó, Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, chốt tuần giảm 1%.
Tuy vậy, giới phân tích cảnh báo rằng nguồn cung dầu thô và sản phẩm lọc dầu toàn cầu ở mức cao sẽ tiếp tục gây áp lực lên thị trường.
Đà tăng gần đây của giá dầu có thể khiến thị trường tiếp tục gánh chịu tình trạng thừa cung khi khuyến khích các nhà sản xuất khoan thêm giếng dầu, một số nhà phân tích nhận định. Số giàn khoan của Mỹ chốt tuần kết thúc vào 19/8 tăng 10 giàn lên 406 giàn, ghi nhận tuần tăng thứ 8 liên tiếp, đợt tăng dài nhất trong hơn 2 năm qua, theo số liệu của Baker Hughes.
Morgan Stanley cho hay, lượng dầu lưu kho của Mỹ và toàn cầu sẽ lại tăng với mức giá hiện nay. Giá dầu tăng sẽ chịu gây thêm rủi ro mà thôi.(NCĐT)
Giá vàng giảm 1% sau quan điểm lãi suất của Fed
Giá vàng phiên 19/8 giảm hơn 1%, chấm dứt mạch tăng 4 phiên liên tiếp, sau tín hiệu từ các quan chức Fed về thời điểm có thể nâng lãi suất.
Lúc 14h57 giờ New York (1h57 sáng ngày 20/8 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay giảm 0,7% xuống 1.342,62 USD/ounce, trước đó, giá giảm 1,5% xuống 1.337,37 USD/ounce. Tuy nhiên, cả tuần giá vàng vẫn tăng 0,6%.
Giá vàng giao tháng 12/2016 trên sàn Comex giảm 0,8% xuống 1.346,2 USD/ounce.
Tuần này, có nhiều tín hiệu trái chiều từ các nhà hoạch định chính sách Fed, khiến thị trường theo dõi sát sao hơn phiên họp thường niên của quan chức ngân hàng trung ương các nước trên thế giới tại Jackson Hole, Wyoming để có thêm manh mối về chính sách tiền tệ.
USD tăng 0,4% so với các đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ khi giới đầu tư bắt đầu nâng khả năng Fed tăng lãi suất trong năm nay, trong khi chứng khoán trên các thị trường chính toàn cầu giảm.
Lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR giảm ngày thứ 2 liên tiếp.
Trong số các kim llại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 2,6% xuống 19,23 USD/ounce, thấp nhất kể từ 21/7, giá bạch kim giảm 1,1% xuống 1.113,10 USD/ounce và giá palladium giảm 0,5% xuống 709,4 USD/ounce.
Giá nhôm gần mức cao 13 tháng và giá đồng tăng trong tuần
Giá đồng phiên cuối tuần tăng nhẹ, nhưng tính chung cả tuần vẫn tăng giá đầu tiên trong 5 tuần khi biên bản cuộc họp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vào tháng 7 được công bố trong tuần này, cho thấy các nhà hoạch định chính sách không vội vã tăng lãi suất.
Giá kẽm trên sàn LME giảm 0,5% xuống 2.283,50 USD/tấn.
Thép cây Châu Á vẫn trên đà leo dốc nhờ nhu cầu ở Hong Kong
Hôm 17/8, giá thép cây giao ngay ở Châu Á tăng trong ngày thứ 2 khi các nhà xuất khẩu Trung Quốc tiếp tục nâng chào giá do giá trong nước mạnh hơn. Người mua ở Hong Kong sẵn sàng chấp nhận mức giá cao hơn vì họ cần hàng để tái tích trữ.
Platts định giá thép cây BS500 đường kính 16-20mm ở mức 348-350 USD/tấn FOB, tăng 3 USD/tấn so với thứ Ba. Mức giá trung bình 349 USD/tấn đã là mức cao nhất kể từ ngày 13/5, khi chỉ có 351 USD/tấn.
Các nhà tích trữ ở Hong Kong với hàng dự trữ còn ít có thể mua với giá 355 USD/tấn CFR trọng lượng thực tế, tương đương 349 USD/tấn FOB, phí vận chuyển 6 USD/tấn.
Một nhà máy ở miền đông đã nâng chào giá lên 355 USD/tấn FOB trọng lượng lý thuyết, tương đương 366 USD/tấn FOB trọng lượng thực tế với dung sai khối lượng 3%. Trong khi đó, một nhà máy khác tăng chào giá lên 365 USD/tấn FOB trọng lượng thực tế.
Một nhà máy thứ 3 ở khu vực này đã tạm ngưng chào giá hôm thứ Ba, giữ chào giá ở mức 355-360 USD/tấn FOB trọng lượng lý thuyết, tương đương 366-371 USD/tấn FOB trọng lượng thực tế với dung sai khối lượng 3%.
Chào giá thép cây tới Singapore trên 360 USD/tấn CFR trọng lượng lý thuyết, tương đương 358 USD/tấn FOB trọng lượng thực tế với phí vận chuyển 13 USD/tấn và dung sai khối lượng 3%. Giá mua mong muốn của khách hàng Singapore là dưới 350 USD/tấn CFR trọng lượng lý thuyết (tương đương 347 USD/tấn FOB trọng lượng thực tế). khách hàng hoài nghi giá có thể tăng bao lâu.(ST)
Thép cuộn trơn Châu Á kéo dài đà tăng do chào giá từ các nhà máy cao hơn
Giá giao ngay cho cuộn trơn ở Châu Á tiếp tục tăng từ ngày 11-17/8, khi chào giá của các nhà máy Trung Quốc tiếp tục tăng cùng với thị trường trong nước. Hôm 17/8, Platts định giá thép dây dạng lưới đường kính 6.5mm là 367-369 USD/tấn FOB, tăng 9 USD/tấn so với 1 tuần trước đó.
Một nhà máy lớn ở miền bắc đã nâng giá xuất khẩu lên 365 USD/tấn FOB, cao h ơn 5 USD/tấn so với tuần trước. Nhưng nhà máy này đã hạn chế khối lượng bán ra chỉ còn 5.000 tấn trong ngày vì có cái nhìn lạc quan về thị trường tháng này.
Trong khi đó, chào giá từ một số nhà máy nhỏ hơn ở Đường Sơn đã tăng lên 370-380 USD/tấn FOB, do giá phôi thanh tăng.
Chào giá của các thương nhân đã leo lên khoảng 380 USD/tấn CFR TP.HCM (372 USD/tấn FOB với phí vận chuyển 8 USD/tấn) hôm thứ Tư, cao hơn 12 USD/tấn so với 360 USD/tấn FOB của tuần trước. Khách hàng ở Việt Nam đã nâng giá hỏi mua lên 370-375 USD/tấn CFR TP.HCM (362-367 USD/tấn FOB).
Đối với những người mua ở các khu vực khác, giá hỏi mua của họ vẫn chưa đuổi kịp với chào giá bán từ Trung Quốc. Mức giá mong muốn của người mua ở Philippines là dưới 380 USD/tấn CFR Manila, trong khi tại Thái Lan vẫn muốn tìm cách mua với giá 370 USD/tấn CFR.
Chào giá từ các nhà máy phổ biến tới Đài Loan là khoảng 385-390 USD/tấn CFR Kaohsiung (tương đương 370-375 USD/tấn FOB phí vận chuyển 15 USD/tấn), mặc dù mức giá mong muốn của khách hàng vẫn dưới 370 USD/tấn CFR (355 USD/tấn FOB).
Cũng trong ngày 17/8, Jiujiang Iron & Steel, một nhà xuất khẩu ở tỉnh Hà Bắc đã nâng giá niêm yết hàng tuần trong nước cho thép dây thêm 35 NDT/tấn (5 USD/tấn) lên 2.400 NDT/tấn (362 USD/tấn) xuất xưởng và gồm VAT.
Trong khi đó, tại thị trường giao ngay Thượng Hải hôm 17/8, cuộn trơn Q195 6.5mm được định giá 2.500-2.520 NDT/tấn (377-380 USD/tấn) xuất xưởng và gồm VAT, tăng 45 NDT/tấn (7 USD/tấn) so với tuần trước.