Giá dầu tiếp tục tăng do dầu lưu kho giảm
Giá vàng tăng nhẹ sau khi biên bản họp Fed được công bố
Giá nickel tăng từ mức thấp nhất 3 tuần
Giá thép tấm tiếp tục giảm ở Mỹ
Chào giá xuất khẩu Trung Quốc không đổi nhưng người mua Châu Á rút lui
Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 16-08-2016
- Cập nhật : 16/08/2016
Giá dầu lên cao nhất 1 tháng do đồn đoán OPEC sẽ hành động
Bình luận của Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi và Nga làm tăng đồn đoán các nhà sản xuất sẽ hạn chế sản lượng.
Giá dầu phiên 15/8 lên cao nhất một tháng sau cuộc thảo luận cho thấy rằng đà giảm dai dẳng của giá dầu có thể khiến các nước sản xuất dầu thô chủ chốt phải tái cân nhắc việc đóng băng sản lượng.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 9/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 1,25 USD, tương ứng 2,8%, lên 45,74 USD/thùng, cao nhất kể từ 15/7.
Giá dầu Brent giao tháng 9/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 1,38 USD, tương đương 2,9%, lên 48,35 USD/thùng.
Cả giá dầu Brent và WTI đều tăng gần 10% trong đợt tăng 3 phiên liên tiếp vừa qua, chuỗi tăng 3 phiên tốt nhất đối với giá dầu Mỹ trong 4 tháng qua.
Giá dầu tăng kể từ khi Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi Khalid al-Falih tuần trước phát tín hiệu rằng nước này sẵn sàng tiến hành các hành động cần thiết để ổn định thị trường dầu thô. Arab Saudi - nước sản xuất dầu thô lớn nhất OPEC - thường được coi là lãnh đạo khối.
Đà tăng của giá dầu tiếp tục được duy trì trong phiên 15/8 sau khi Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho hay, Nga sẽ thảo luận với Arab Saudi và các nước sản xuất khác để đạt được mục tiêu ổn định thị trường. Nga và Arab Saudi là 2 nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới và cuộc thỏa luận hợp tác trước đây - bắt đầu hồi tháng 2 - đã giúp giá dầu tăng gần gấp đôi trong 4 tháng.
Theo giới phân tích, các động thái trên có thể khiến giới đầu tư ngừng đặt cược giá dầu giảm.
Giá dầu phiên 15/8 cũng được hỗ trợ sau dự báo lạc quan của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) rằng lượng dầu lưu kho toàn cầu sẽ giảm nhờ nhu cầu tăng mạnh.
Tuy vậy, nhiều nhà phân tích vẫn tỏ ra hoài nghi về ảnh hưởng của OPEC đối với cung-cầu dầu thô khi 14 nước thành viên khối này tham dự phiên họp không chính thức, dự kiến tổ chức vào cuối tháng 9.(NCĐT)
Giá vàng tăng khi USD suy yếu, chờ tín hiệu lãi suất từ Fed
Số liệu công bố hôm 12/6 cho thấy doanh số bán lẻ tháng 7 của Mỹ bất ngờ đi ngang, cho thấy chi tiêu dùng của người Mỹ tăng không đáng kể.
Lúc 14h19 giờ New York (1h19 sáng ngày 16/8 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay tăng 0,4% lên 1.340,49 USD/ounce. Giá kim loại quý này đã tăng 1,3% sau khi số liệu doanh số bán lẻ được công bố hôm 12/8.
Giá vàng giao tháng 12/2016 trên sàn Comex tăng 0,3% lên 1.347,5 USD/ounce.
USD giảm 0,1% so với các đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ trong khi chứng khoán Mỹ lại lập kỷ lục do đồn đoán về nới lỏng chính sách tiền tệ tại nhiều nước trên thế giới.
Giới đầu tư đang chờ biên bản phiên họp tháng 7 của Fed để có thêm manh mối về “suy nghĩ” và hành động của Fed trong nửa cuối năm nay.
Giá vàng cũng được hỗ trợ khi số liệu cho thấy kinh tế Nhật Bản gần như không tăng trưởng trong quý II, chỉ tăng 0,2% từ tháng 4 đến tháng 6.
Tuy nhiên, Commerzbank cho rằng việc giới đầu tư chốt lời trong vài phiên giao dịch vừa qua đã gây áp lực lên giá vàng và có thể tiếp tục ảnh hưởng xấu đến giá kim loại quý này, đẩy giá xuống dưới ngưỡng 1.360 USD/ounce.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,8% lên 19,84 USD/ounce, giá bạch kim rơi xuống mức thấp nhất 3 tuần ở 1.107,2 USD/ounce trong khi đó giá palladium tăng 1,5% lên 694 USD/ounce.(NCĐT)
Giá đồng gần mức thấp một tháng do nhu cầu của Trung Quốc giảm.
Giá quặng sắt tại Đại Liên ngày 15/8 giảm 2% do giá thép thoái lui
Giá quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc giảm hơn 2% phiên hôm thứ hai (15/8), do giá thép giảm trở lại sau khi tăng mạnh mới đây, với cả hai hàng hóa giảm xuống mức thấp nhất 1 tuần.
Các nguyên liệu khác sản xuất thép cũng giảm, với giá than luyện cốc giảm 5,6% và than cốc giảm 2,7%.
Giá quặng sắt giao kỳ hạn tháng 1 tại Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên giảm 2,1%, xuống còn 421,5 NDT (tương đương 64 USD)/tấn sau khi giảm xuống mức thấp 413 NDT/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 4/8.
Tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, giá thanh cốt thép giảm 0,1%, xuống còn 2.571 NDT/tấn, chạm mức thấp 2.505 NDT/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 5/8.
Thanh cốt thép, một sản phẩm thép xây dựng đạt mức cao 3 tháng rưỡi, ở mức 2.639 NDT/tấn hôm 10/8. Một lần nữa tác động tích cực đến kích thích nền kinh tế tại Trung Quốc suy yếu trong những quý tới, nhu cầu thép tại nước tiêu thụ hàng đầu thế giới suy giảm mạnh, BMI Research cho biết.
Thị trường thép toàn cầu sẽ thặng dư 5,2 triệu tấn năm 2016, giảm từ mức thặng dư 13,8 triệu tấn năm ngoái, BMI cho biết.
Hoạt động kinh tế Trung Quốc trong tháng 7 chậm chạp, với đầu tư phát triển với tốc độ chậm nhất kể từ đầu thế kỷ này, do nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới phải vật lộn với việc tái cơ cấu ngành công nghiệp lạc hậu.