tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 02-04-2016

  • Cập nhật : 02/04/2016

Giá dầu giảm mạnh sau bình luận của Arab Saudi

gia dau phien 1/4 giam manh sau binh luan cua hoang tu arab saudi

Giá dầu phiên 1/4 giảm mạnh sau bình luận của hoàng tử Arab Saudi


Hoài nghi về thỏa thuận đóng băng sản lượng đã khiến giá dầu mất đà hồi phục.

Giá dầu phiên 1/4 giảm mạnh sau bình luận của hoàng tử Arab Saudi gây hoài nghi về việc liệu nước này có tham gia vào kế hoạch ổn định sản lượng dầu toàn cầu hay không.

Hoàng tử Arab Saudi Mohammed bin Salman trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg cho biết, Arab Saudi sẽ chỉ đóng băng sản lượng nếu Iran và các nước sản xuất chủ chốt khác có hành động tương tự. Bình luận này đã làm giảm tính khả thi của thỏa thuận đóng băng sản lượng giữa Arab Saudi, Nga và một số nước khác, làm suy yếu một trong những yếu tố hỗ trợ chính đà hồi phục của giá dầu trong thời gian qua.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 5/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,55 USD, tương ứng 4%, xuống 36,79 USD/thùng, thấp nhất kể từ 15/3. Cả tuần giá giảm 6,8%.

Giá dầu Brent giao tháng 6/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,66 USD, tương đương 4,1%, xuống 38,67 USD/thùng. Cả tuần giá giảm 6%.

Tuy giảm mạnh sau bình luận của hoàng tử Arab Saudi, song về cuối phiên, đà giảm của gia dầu đôi chút chững lại, một phần nhờ số liệu của Bộ Lao động Mỹ cho thấy, trong tháng 3 nước Mỹ tạo thêm được 215.000 việc làm mới - thêm việc làm đồng nghĩa sẽ có thêm người lái xe đi làm và nhu cầu xăng tăng lên -  và chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất tháng 3 của Trung Quốc tăng lên 50,2 điểm.

Bên cạnh đó, Baker Hughes cũng cho biết, số giàn khoan của Mỹ trong tuần kết thúc vào 1/4 giảm 10 giàn xuống 362 giàn, ghi nhận tuần thứ 2 giảm liên tiếp.

Lượng dầu lưu kho của Mỹ tiếp tục tăng và dầu lưu kho toàn cầu đạt gần mức kỷ lục, trong khi các nước sản xuất dầu thô lớn nhất, kể cả Arab Saudi, Nga và Mỹ, tiếp tục bơm dầu với tốc độ kỷ lục. Iran không tham gia vào thỏa thuận đóng băng sản lượng khi theo đuổi kế hoạch tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay. Hôm thứ Ba vừa qua, Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait đã thông báo về việc tái khởi động giếng dầu với công suất 300.000 thùng/ngày. Và bình luận của hoàng tử Arab Saudi hôm thứ Sáu 1/4 là bằng chứng rõ ràng cho thấy Arab Saudi và các nước đồng minh sẽ không đóng băng sản lượng nếu Iran không tham gia.(NCĐT)


Giá vàng giảm mạnh sau báo cáo việc làm tích cực

gia vang phien 1/4 giam hon 1% sau khi so lieu viec lam thang 3 cua my tot hon du doan, lam tang don doan ve thoi diem fed nang lai suat.

Giá vàng phiên 1/4 giảm hơn 1% sau khi số liệu việc làm tháng 3 của Mỹ tốt hơn dự đoán, làm tăng đồn đoán về thời điểm Fed nâng lãi suất.


Giá vàng phiên 1/4 giảm hơn 1% sau khi số liệu việc làm tháng 3 của Mỹ tốt hơn dự đoán, làm tăng đồn đoán về thời điểm Fed nâng lãi suất.

Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, tháng 3/2016, Mỹ tạo thêm được 215.000 việc làm mới, cao hơn so với 205.000 việc làm dự đoán của các nhà kinh tế học, khiến giới đầu tư đồn đoán Fed sẽ nâng lãi suất vào tháng 11 hay vì tháng 12 như dự đoán trước khi báo cáo việc làm được công bố.

Lúc 14h49 giờ New York (1h49 sáng ngày 2/4 giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay giảm 1% xuống 1.220,27 USD/ounce, trước đó giá chạm 1.208,45 USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 6/2016 trên sàn Comex giảm 12,1 USD, tương ứng 1%, xuống 1.223,5 USD/ounce.

Vàng đã có quý tăng giá lớn nhất trong gần 30 năm qua với mức tăng hơn 16% khi giới đầu tư giảm đồn đoán Fed sẽ bình thường hóa lãi suất sau khi lần đầu tiên tăng trong gần một thập kỷ hồi tháng 12/2015.

Hồi đầu tuần này, giá vàng tăng 2% sau khi Chủ tịch Fed Janet Yellen cho rằng Ngân hàng trung ương Mỹ nên tiến hành nâng lãi suất một cách thận trọng. Tuần trước, giá vàng giảm 3% sau một loạt bình luận “chủ chiến” của các quan chức Fed.

Chứng khoán châu  và Mỹ giảm điểm khi mở cửa sau khi số liệu việc làm được công bố - dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tục ổn định, cho phép Fed từ từ nâng lãi suất trong năm nay.

Nhu cầu vàng vật chất tại các thị trường chủ chốt ở châu Á - Trung Quốc và Ấn Độ - tuần này khá ảm đạm do giá tăng. Nhu cầu vàng của Ấn Độ trong quý I/2016 giảm 2/3 so với cùng kỳ năm ngoái xuống mức thấp nhất 7 năm qua.

Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giảm 2,4% xuống 15,04 USD/ounce, giá bạch kim giảm 1,9% xuống 954,4 USD/ounce và giá palladium giảm 0,4% xuống 559,5 USD/ounce.(NCĐT)


Giá cuộn trơn Châu Á có xu hướng đi lên khi chào giá từ nhà máy cao hơn

Giá cuộn trơn giao ngay ở Châu Á lại tăng vọt từ ngày 24-30/3, khi các nhà máy Trung Quốc tiếp tục nâng giá vì nhu cầu tiêu thụ trong nước cải thiện theo mùa. Platts định giá thép dây dạng lưới đường kính 6.5mm ở mức 347-353 USD/tấn FOB, tăng 17,5 USD/tấn so với 1 tuần trước đó và đây là mức cao nhất kể từ tháng 5/2015. Như vậy suốt hai tuần qua, giá đã tăng tổng cộng 30 USD/tấn.

Một nhà sản xuất cuộn trơn lớn ở miền bắc đang chào giá 355 USD/tấn FOB hôm thứ Tư, cao hơn khoảng 10 USD/tấn so với tuần trước đó. Một nhà máy khác đang chào giá 360 USD/tấn FOB tính đến hôm thứ Tư, và các thương nhân cho biết nhà máy này khó mà thương lượng giảm giá nhiều vì nhân viên kinh doanh của nhà máy không vội ký phiếu do đã nhận đủ đơn đặt hàng.

Một thương nhân ở miền đông cho biết chào giá mua từ Việt Nam là 355 USD/tấn CFR TP.HCM (tương đương 347 USD/tấn FOB với phí vận chuyển 8 USD/tấn), và nói rằng người mua đang dần theo kịp với chào giá cao hơn từ Trung Quốc. Nhưng giá mua lý tưởng của người mua đưa ra vẫn theo sau chào giá tăng đột biến của Trung Quốc.

Một thương nhân khác nghe nói các giao dịch được chốt với giá thấp hơn so với mức giá phổ biến, vì đây là thép đã tồn kho lâu ngày từ một số đại lý lớn.

Trong khi đó, một người khác cho biết gần đây ông đã ký được một hợp đồng cho 1.000 tấn cuộn trơn với giá 355 USD/tấn FOB giao tới Trung Đông. Một lô hàng cỡ này thường có giá cao hơn 1-2 USD/tấn so với một đơn hàng 3.000 tấn, theo Platts đây là khối lượng chuẩn của một lô hàng.

Hôm 30/3 trên thị trường giao ngay Thượng Hải, giá cuộn trơn Q195 6.5mm được chốt tại 2.280-2.300 NDT/tấn (351-354 USD/tấn) gồm 17% VAT, tăng 30 NDT/tấn (5 USD/tấn) so với 1 tuần trước đó. Giá đã tăng trong hai tuần liên tiếp với tổng cộng 185 NDT/tấn (28 USD/tấn).


Những nạn nhân của thép giá rẻ Trung Quốc

Tata Steel (Ấn Độ) vừa tuyên bố phải bán mảng kinh doanh ở Anh do giá thép lao dốc.

Tata cho biết điều kiện thị trường tại Anh và châu Âu đã "xuống cấp đáng kể" vài tháng gần đây, do nguồn cung thép dư thừa, chi phí sản xuất cao và "xuất khẩu từ nước thứ 3 tăng đáng kể". Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy thép giá rẻ từ Trung Quốc đang tàn phá các đối thủ nước ngoài như thế nào.

Ngành thép toàn cầu đang cảm nhận được ảnh hưởng từ sự tụt dốc của kinh tế Trung Quốc. Nước này sản xuất một nửa số thép trên thế giới, nhiều hơn cả Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nga và Nhật Bản cộng lại.

Nhưng khi nền kinh tế khổng lồ này dần chậm lại, nhu cầu cũng giảm sút. Hiệp hội Thép Thế giới dự báo nhu cầu thép tại đây sẽ giảm khoảng 5,5% năm nay. Điều này có nghĩa Trung Quốc sẽ dư thừa hàng chục triệu tấn thép. Và họ sẽ tích cực xuất khẩu, nhấn chìm các thị trường khác bằng mức giá không thể rẻ hơn.

Bắc Kinh đang bị cáo buộc bán phá giá tại nhiều thị trường, buộc các đối thủ đóng cửa nhà máy và khiến hàng nghìn người mất việc. Giới chức châu Âu cho biết khoảng 40.000 việc làm ngành thép tại khu vực này đã bị cắt giảm vài năm qua.

Tháng 10/2015, một hãng thép ở đông bắc nước Anh cho biết không có lựa chọn nào khác ngoài việc dừng các lò luyện thép, khiến 1.700 nhân viên thất nghiệp. Cùng tháng đó, một hãng thép khác nước này - Caparo Industries cũng nộp đơn xin phá sản, khiến 1.700 nhân công khác đối mặt với rủi ro mất việc.

Năm ngoái, đại gia thép ArcelorMittal phải đóng cửa 2 nhà máy ở Nam Phi với hàng trăm nhân công. Họ còn đang cân nhắc ngừng hoạt động nhiều cơ sở nữa. Khi nhà máy ở Georgetown, (South Carolina, Mỹ) đóng cửa, hãng giải thích do "nguồn cung thép nhập khẩu tăng vọt".

Hồi tháng 1, Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ áp thuế nhập khẩu lên tới 13% cho thép Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều hãng sản xuất cho rằng thuế này quá muộn, và cũng chẳng ăn thua so với các biện pháp Mỹ đang áp dụng.

Trước đó, Tata đã đề nghị Ủy ban châu Âu (EC) "tăng tốc giải quyết hàng nhập khẩu cạnh tranh không công bằng" và "tăng uy lực các biện pháp đối phó". Hồi tháng 1, hãng này đã sa thải 1.050 nhân công tại Anh.


Ngành thép thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất lịch sử

Sự rút lui của của tập đoàn Tata tại Anh đã đánh dấu một cuộc khủng hoảng thừa dài nhất từ trước đến nay với ngành thép trên toàn thế giới. 

Một thông tin đang gây hoang mang dư luận Anh là kế hoạch rút khỏi thị trường Anh của Tập đoàn Tata (Ấn Độ) - nhà sản xuất thép lớn nhất nước này.

Sau khi đổ tiền đầu tư tại Anh, tập đoàn này đã phải chịu mức thua lỗ tới 2,8 tỷ USD trong 5 năm qua và họ quyết định bán một phần, thậm chí toàn bộ các nhà máy của Tata tại Anh.

Như vậy, bất chấp các cuộc thương lượng mới đây tại Mumbai giữa Nghiệp đoàn lao động Anh và đại diện của Tata, tập đoàn đến từ Ấn Độ này vẫn đưa ra một quyết định sẽ làm ảnh hưởng đến khoảng 40.000 việc làm tại Anh.

Không chỉ ở Anh, nhiều người khẳng định đây là cuộc khủng hoảng dài và tồi tệ nhất từ trước đến nay với ngành thép cả thế giới và đáng ngại là đây mới chỉ đang ở giai đoạn đầu. Giá thép thế giới đang ở mức thấp nhất trong 12 năm vì khủng hoảng thừa.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục