Giá dầu tăng đột biến sau số liệu lưu kho của Mỹ
Giá vàng giảm khi chứng khoán hồi phục
Dự báo giá bông toàn cầu sẽ tăng
Giá quặng sắt giảm do nguồn cung Australia, Brazil tăng
Xuất khẩu ethanol của Mỹ giảm mạnh trong tháng 2, lo ngại ngày càng tăng
Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 01-04-2016
- Cập nhật : 01/04/2016
Giá vàng đi lên, ghi nhận quý tăng lớn nhất gần 30 năm qua
Giá vàng phiên 31/3 tăng khi USD, chứng khoán suy yếu và ghi nhận mức tăng hàng quý lớn nhất 30 năm trong bối cảnh giảm đồn đoán Fed nâng lãi suất.
Giá vàng phiên 31/3 tăng khi USD, chứng khoán suy yếu và ghi nhận mức tăng hàng quý lớn nhất 30 năm trong bối cảnh giảm đồn đoán Fed nâng lãi suất.
Năm ngoái, giá vàng giảm 10% trước khi Fed lần đầu tiên nâng lãi suất trong gần một thập kỷ vào phiên họp chính sách tháng 12/2015.
Lúc 14h55 giờ New York (1h55 sáng ngày 1/4 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.232,6 USD/ounce.
Giá vàng giao tháng 6/2016 trên sàn Comex tăng 7 USD, tương ứng 0,8%, lên 1.235,6 USD/ounce.
Chỉ số đôla giảm xuống mức thấp nhất 5 năm rưỡi trong đầu phiên giao dịch, giúp giá vàng tăng 1,2%. Thị trường chứng khoán toàn cầu cũng giảm lần đầu tiên trong 4 ngày qua.
Thị trường vàng cùng với những thị trường khác đang chờ số liệu việc làm phi nông nghiệp tháng 3 của Mỹ, công bố vào thứ Sáu 1/4.
Nếu số liệu việc làm không như mong đợi, gia vàng sẽ tiếp tục tăng, ABN Amro nhận định.
Trong 3 tháng đầu năm nay, giá vàng đã tăng 16,2%, mức tăng hàng quý lớn nhất kể từ năm 1986, chủ yếu do lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, khiến thị trường chứng khoán lao dốc và đẩy tăng nhu cầu mua tài sản trú ẩn an toàn.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 1,5% lên 15,42 USD/ounce, giá bạch kim tăng 1,6% lên 975,22 USD/ounce và giá palladium tăng 0,2% lên 562,95 USD/ounce.(NCĐT)
Giá dầu tiếp tục tăng bất chấp lo ngại về thừa cung toàn cầu
Giá dầu ngày 31/3 tăng trong phiên giao dịch đầy biến động khi thị trường lại tập trung vào tình trạng thừa cung trầm trọng.
Lượng dầu lưu kho của Mỹ tuần qua tăng 2,3 triệu thùng, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).
Giá dầu ngày 31/3 tăng trong phiên giao dịch đầy biến động khi thị trường lại tập trung vào tình trạng thừa cung trầm trọng.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 5/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 2 cent lên 38,34 USD/thùng. Cả tháng giá tăng 13,5%, mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 4/2015. Quý I/2016, giá dầu WTI tăng 3,5%.
Vào ngày đáo hạn, giá dầu Brent giao tháng 5/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 34 cent, tương đương 0,9%, lên 39,60 USD/thùng. Cả tháng giá dầu Brent tăng 10% và dầu tăng 6,2% trong quý I/2016.
Tin tức về điều kiện cung-cầu trên thị trường công bố hôm thứ Năm 31/3 khá bi quan với kết quả khảo sát cho thấy sản lượng dầu thô của OPEC trong tháng 3/2016 tăng lên 32,47 triệu thùng/ngày - dấu hiệu không mấy lạc quan đối với OPEC khi đang tìm cách hợp tác trong việc đóng băng sản lượng.
Nhưng giá dầu lại được hỗ trợ khi USD suy yếu, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2015 trong bối cảnh đồn đoán Fed sẽ chưa nâng lãi suất và lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Cả giá dầu Brent và WTI đều tăng hơn 40% sau khi chạm đáy nhiều năm qua hồi đầu năm nay. Tuy nhiên, đà tăng bắt đầu chững lại trong tuần qua khi không có nhiều bằng chứng cho thấy những cải thiện về điều kiện cung cầu, nhất là khi thị trường vẫn thừa cung ít nhất 1 triệu thùng/ngày, theo ước tính của giới phân tích.
Hơn 10 nước đã chính thức xác nhận sẽ tham dự cuộc họp ngày 17/4 giữa OPEC và các nước ngoại khối để thảo luận về việc đóng băng sản lượng và các biện pháp khác nhằm hỗ trợ giá dầu, Bộ trưởng Năng lượng Qatar Mohammed Saleh al-Sada cho biết hôm thứ Năm 31/3.
Tuy nhiên, Iran từ chối tham gia thỏa thuận khi đang nỗ lực tăng sản lượng và giành lại thị phần đã mất sau nhiều năm bị áp đặt các lệnh trừng phạt. Bên cạnh đó, thị trường cũng tỏ ra hoài nghi về thỏa thuận đóng băng sản lượng khi hồi đầu tuần này, Arab Saudi và Kuwait - 2 nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất OPEC - quyết định tái khởi động mỏ dầu công suất 300.000 thùng/ngày.
Trong khi đó, số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần qua tăng 2,3 triệu thùng lên mức cao nhất trong hơn 80 năm qua và sản lượng dầu thô của Mỹ vẫn trên mức 9 triệu thùng/ngày.(NCĐT)
Các doanh nghiệp Anh điêu đứng vì thép giá rẻ của Trung Quốc
Thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc, quy định khá "rắn" của EU và sự hỗ trợ thiếu của chính phủ trong 40 năm qua là ba trong số các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới khủng hoảng ngành thép tại Anh.
Thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc, quy định khá "rắn" của EU và sự hỗ trợ thiếu của chính phủ trong 40 năm qua là ba trong số các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới khủng hoảng ngành thép tại Anh.
Toàn cầu hóa, làn sóng thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc, quy định khá "rắn" của Liên minh châu Âu (EU) và sự hỗ trợ thiếu mạnh mẽ của chính phủ trong 40 năm qua được coi là bốn nguyên nhân chủ đạo dẫn tới khủng hoảng ngành thép tại Vương quốc Anh. Việc Tata Steel, tập đoàn thép lớn nhất Ấn Độ và lớn thứ sáu thế giới, tuyên bố sẽ bán các nhà máy thép tại nước này sau khi thua lỗ tới 2,8 tỷ USD trong 5 năm qua được ví như “giọt nước làm tràn ly”.
Báo chí tại Anh cho rằng vấn đề đầu tiên là xu hướng mở cửa thị trường trong tiến trình toàn cầu hóa. Trong nhiều thập niên sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Chính phủ Vương quốc Anh cũng như chính phủ nhiều nước khác có thể bảo vệ ngành thép trong nước thông qua việc áp đặt mức thuế cao đối với thép nhập khẩu. Tuy nhiên, giờ đây họ không thể làm vậy.
Yếu tố thứ hai là tác động của thép Trung Quốc đối với ngành thép thế giới. Trong quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng, Trung Quốc, vốn được ví là “trung tâm chế tạo của thế giới”, đã tiêu thụ lượng thép lớn. Tuy vậy, giờ đây khi kinh tế Trung Quốc đang trên đà tăng trưởng chậm lại, đồng thời chủ trương giảm bớt sự phụ thuộc vào lĩnh vực chế tạo, ngành thép nước này đứng trước sự dư thừa nguồn cung khá lớn. Giải pháp cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là bán thép ra thị trường toàn cầu thấp hơn giá thành. Các nghiệp đoàn tại Vương quốc Anh đang cáo buộc rằng hành động bán phá giá của Trung Quốc đang dồn ngành thép của “xứ sở sương mù” tới chân tường.
Các chuyên gia trong ngành cho rằng yếu tố thứ ba là sự ứng phó một cách chậm chạp của EU trước mối đe dọa của thép Trung Quốc cùng với những quy định cứng nhắc khiến Vương quốc Anh và các nước thành viên EU khác gặp khó khăn trong việc “giải cứu” ngành thép trong nước. Lý lẽ mà Liên minh đưa ra là chẳng có lý gì phải “chống lưng” các nhà máy thép đang làm ăn thua lỗ khi mà thế giới đang tràn ngập mặt hàng này.
Hành động được cho là thiếu mạnh mẽ của Chính phủ Vương quốc Anh trong việc “cứu” ngành thép trong nước là yếu tố thứ tư dẫn đến khủng hoảng ngành thép tại nước này. Chính phủ "đảo quốc sương mù" không chỉ đặt gánh nặng chi phí năng lượng (vốn cao hơn so với Đức và Pháp) lên vai ngành thép, mà còn ngăn chặn đề xuất của một số nước EU trong việc giải quyết vấn đề bán phá giá thép của Trung Quốc thông qua việc áp thuế nhập khẩu cao hơn.
Có thể nói, bốn yếu tố trên kết hợp lại tạo ra một “cơn bão hoàn hảo” đe dọa ngành thép của nước Anh. Điều đó sẽ gây sức ép không nhỏ lên Chính phủ nước này. Trong bối cảnh cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên EU diễn ra vào ngày 23/6 tới, các quan chức Vương quốc Anh có thể sẽ nói rằng họ muốn làm nhiều hơn nữa, song quy định của EU ngăn không cho họ làm như vậy.
Vậy, đâu là giải pháp hữu hiệu để ngành thép vượt qua khủng hoảng ? Ngành thép tại Vương quốc Anh cũng như của nhiều nước phương Tây khác sa sút trong 15 năm qua. Cắt giảm chi phí năng lượng là một giải pháp, song có lẽ là quá muộn. Chính phủ Vương quốc Anh có thể công bố kế hoạch hành động để hỗ trợ ngành thép trong nước, đồng thời kiện hành động bán phá giá của Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới, một tiến trình kéo dài tối thiểu một năm. Tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng là một lựa chọn. Ngoài ra, Chính phủ có thể chọn phương án trả tiền cho các chủ sở hữu nước ngoài để tránh cho các nhà máy thép ở Anh đóng cửa hoặc ra quyết định quốc hữu hóa ngành thép vốn do tư nhân sở hữu từ năm 1988 dưới thời Chính phủ Thủ tướng Margaret Thatcher.
Giá thép trên thị trường thế giới nhích lên trong thời gian gần đây. Nhưng trong bối cảnh nhu cầu nguyên liệu thô trên toàn cầu còn yếu thì khả năng sản lượng thép thế giới có thể điều chỉnh xuống mức mà ngành thép Vương quốc Anh sớm thu được lợi nhuận là điều khó xảy ra.
Trung Quốc: Giá CRC xuất khẩu vẫn không đổi
Giá xuất khẩu của CRC Trung Quốc vẫn hầu như không đổi so với tuần trước, một phần là do giá trong nước ổn định và ngoài ra còn vì người mua ở nước ngoài vẫn chưa chấp nhận chào giá cao hơn từ các nhà máy.
Platts định giá CRC SPCC dày 1.0mm trong khoảng 423-427 USD/tấn FOB hôm thứ Ba, không đổi so với 1 tuần trước đó. Theo đó, chênh lệch giá xuất khẩu giữa HRC và CRC xuất xứ Trung Quốc là 52,5 USD/tấn hôm thứ Ba, giảm 14,5 USD/tấn so với khoảng cách 67 USD/tấn của tuần trước.
Một số nhà máy lớn đang chào giá 440-445 USD/tấn FOB, nhưng mức giá này được cho là quá cao để khách hàng ở nước ngoài chấp nhận. Một nhà xuất khẩu cho biết giá từ một trong những nhà máy này có thể được thương lượng xuống 420 USD/tấn FOB, nhưng người mua vẫn tỏ ra ít mặn mà.
Một nhà xuất khẩu khác cho biết một nhà máy lớn ở miền đông đã chấp nhận mức giá 425 USD/tấn FOB, nhưng ông nghi khối lượng ắt hẳn là ít. “Các nhà máy không vội xuất khẩu khi họ có thể bán với giá cao hơn nhiều ở trong nước”, ông giải thích.
Một vài thương nhân xuất khẩu trao đổi với Platts rằng thị trường CRC xuất khẩu ngay lúc này đang có sự cách biệt giữa người bán và mua. Trong khi các nhà sản xuất vẫn cố gắng đẩy chào giá lên cao hơn thì các khách hàng của họ vẫn hy vọng sẽ mua được ở quanh mức 415 USD/tấn.
Tại thị trường Thượng Hải hôm 29/3, Platts định giá CRC loại như trên ở mức 3.170-3.240 NDT/tấn (487-498 USD/tấn), tăng 5 NDT/tấn so với tuần trước. Các thương nhân trao đổi với Platts rằng tồn kho thị trường giao ngay vẫn còn thấp, và nguồn cung từ các nhà máy vẫn không tăng. Do đó, họ tin giá CRC trong nước sẽ tiếp tục cao ít nhất là qua suốt tuần này.
Bình Định: Bán đấu giá thành công cá ngừ đại dương tại Nhật Bản
Các chuyên gia thủy sản Việt Nam và Nhật Bản chọn cá ngừ đại dương đưa đi bán đấu giá tại Nhật. Ảnh: SGGP
Sáng 29/3, ông Nguyễn Thanh Tùng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định cho biết, lô hàng gồm 5 con cá ngừ đại dương của tỉnh Bình Định vừa được bán đấu giá thành công tại Nhật Bản với giá bình quân 1.380 yên/kg (tương đương khoảng 270.000 đồng/kg), trong đó con có giá cao nhất là 1.600 yên/kg (khoảng 305.000 đồng/kg).
Đây là lô hàng cá ngừ đại dương thứ 2 của đề án Tổ chức khai thác, bảo quản, thu mua, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi của tỉnh Bình Định, do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ, được đưa sang bán đấu giá tại Nhật Bản.
Trong lần bán đấu giá lần này, giá cá ngừ đại dương của Việt Nam cao hơn so với giá cá ngừ của nhiều nước trong khu vực.
Cụ thể, cá ngừ đại dương của tỉnh Wakayama (Nhật Bản) được bán với giá 2.500 yên/kg, cá ngừ của Đài Loan bình quân 1.600 yên/kg, cá ngừ Indonesia bình quân 1.350 yên/kg.
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, thành công trong đợt bán đấu giá lần thứ 2 tại Nhật Bản này là một tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ ngư dân tỉnh Bình Định đã thực hiện đúng quy trình đánh bắt mà phía Nhật đưa ra.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục khuyến khích, động viên các ngư dân đánh bắt cá ngừ xuất khẩu thực hiện đúng quy trình đánh bắt, bảo quản nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cá ngừ đại dương để tham gia bán đấu giá tại Nhật Bản trong những đợt kế tiếp”, ông Tùng cho biết.