Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thẩm tra dự án Pháp lệnh Quản lý thị trường chuẩn bị báo cáo ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 12/2015.
Việt Nam là tâm điểm của các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới
- Cập nhật : 26/11/2015
(Bat dong san)
Ấn phầm mới xuất bản “Các con đường đắt đỏ nhất Thế giới” của Công ty tư vấn BĐS toàn cầu Cushman & Wakefield đã lựa chọn hơn 500 con đường mua sắm hàng đầu Thế giới và xếp loại chúng theo giá thuê.
Ấn phẩm thứ 27 này cũng cho thấy giá thuê đã tăng 35% tại các con đường mua sắm trên toàn thế giới - bất chấp những bất ổn toàn cầu tăng liên tục trong 12 tháng qua. Bản báo cáo cũng cung cấp bảng xếp hạng 65 con đường đắt nhất tại mỗi quốc gia. Tp.HCM của Việt Nam là thành phố có các con đường mua sắm tại quận trung tâm đắt đỏ thứ 32 trên thế giới, tăng 1 hạng so với năm 2014.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, doanh số bán lẻ thấp và số lượng khách du lịch Trung Quốc giảm đã gây áp lực đến giá thuê, khiến giá thuê mặt bằng bán lẻ giảm, tạo động lực cho nhiều thương hiệu cao cấp quốc tế và các nhà bán lẻ gia nhập thị trường. Tuy nhiên, quy định tăng lãi suất của Chính phủ Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu của người tiêu dùng. Ở những quốc gia khác, các nhà bán lẻ quốc tế cao cấp đang nhắm đến Australia, New Zealand và Metro Manila.
Tại các thị trường khác như Việt Nam và Malaysia, tăng trưởng của thị trường bán lẻ và sự gia nhập của các thương hiệu quốc tế trong khi thu nhập trung bình của người dân đang tăng lên, điều kiện kinh tế ổn định đang tạo ra động lực cho thị trường bán lẻ. Ngoài ra, lĩnh vực thương mại điện tử đang phát triển và chiếm thị phần lớn trong tổng doanh thu bán lẻ, mặc dù hình thức mua sắm truyền thống vẫn được người dân ưa chuộng.
Tại Việt Nam, tự do hóa thị trường bán lẻ năm 2009 đã giúp các thương hiệu nước ngoài gia nhập và các thương hiệu trong nước không ngừng mở rộng để duy trì hiện diện trên thị trường. Các ngành hàng phát triển nhất của phân khúc bán lẻ hiện nay là ăn uống (F&B) và các sản phẩm tiêu dùng.
Ông Theodore Knipfing, Giám Đốc Bộ phận Bán lẻ Cushman & Wakefield tại Chấu Á-TBD, cho biết: "Triển vọng thị trường bán lẻ châu Á rất tích cực, mức tăng trưởng doanh số bán lẻ trung bình là 8,5% trong suốt 5 năm qua. Lượng khách du lịch tăng đang thúc đẩy hoạt động bán lẻ mạnh mẽ tại các địa điểm mua sắm có vị trí đắc địa và thuận tiện. Mặc dù sự phát triển của thương mại điện tử trong khu vực hiện nay rất đáng chú ý nhưng các hình thức mua sắm truyền thống vẫn có vị trí quan trọng trên thị trường, các chủ cửa hàng sẽ cần tập trung cải thiện môi trường mua sắm và quan tâm đến trải nghiệm khách hàng để tăng sức cạnh tranh.”
Còn bà Võ Thị Phương Mai – Đại diện Bán lẻ Cushman & Wakefield Việt Nam, cho biết thêm theo thống kê của Cushman & Wakefield, trong vòng 5 đến 7 năm tới, khoảng 1,5 triệu m2 diện tích sàn bán lẻ sẽ gia nhập thị trường mặt bằng bán lẻ tại Tp.HCM, nâng tổng số diện tích mặt bằng bán lẻ lên gần 2,5 triệu m2. Thị trường bán lẻ sẽ nhộn nhịp, đặc biệt ở phân khúc bình dân và trung cấp. Các tập đoàn bán lẻ hùng mạnh của nước ngoài xem Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng trong khu vực, minh chứng là trong thời kỳ 2014 – 2015, bán lẻ và hàng tiêu dùng là xu hướng chủ đạo của các thương vụ M&A, chiếm 36% tổng giá trị các thương vụ M&A của Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam xếp thứ 32 trong các quốc gia có các con đường mua sắm có giá thuê đắt đỏ nhất thế giới, xét trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập hàng loạt hiệp định tự do thương mại như AEC và TPP, thì điều này sẽ khiến các nhà bán lẻ trong nước đối mặt với rất nhiều khó khăn vì giá thuê mặt bằng đóng vai trò quan trọng thứ 2 (sau địa điểm) trong chiến lược kinh doanh, trong khi các nhà bán lẻ nước ngoài có tiềm lực tài chính hùng mạnh sẻ đủ khả năng thuê những mặt bằng có vị trí đắc địa nhất thị trường”.