Sau khi các hệ thống bán lẻ rơi vào tay nhà đầu tư ngoại, sản phẩm của Việt Nam rất khó có cơ hội thâm nhập vào kênh bán lẻ hiện đại.
Toàn cầu hóa đang đi vào ngõ cụt
- Cập nhật : 24/09/2015
(Tin kinh te)
Các số liệu mới nhất được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và một số dự báo kinh tế khác cho thấy thế giới đang ở trong năm thứ ba liên tiếp ghi nhận hoạt động thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Hiếm có chủ đề kinh tế nào được các chính trị gia quan tâm bình luận nhiều như toàn cầu hóa với cả những lời ủng hộ và phản đối. Tuy nhiên, trong khi các cuộc tranh luận vẫn đang tiếp diễn, bản thân hiện tượng này có lẽ đang đi đến hồi kết: hoạt động thương mại quốc tế vốn không ngừng mở rộng kể từ những năm 1980 đã chững lại trong mấy năm gần đây có thể sẽ không bao giờ quay trở lại thời kỳ mạnh mẽ trước đây.
Các số liệu mới nhất được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và một số dự báo kinh tế khác cho thấy thế giới đang ở trong năm thứ ba liên tiếp ghi nhận hoạt động thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Lần gần nhất hiện tượng này xảy ra là năm 1985. Ngược lại, trong 25 năm trước khủng hoảng 2008, thương mại tăng trưởng trung bình 6% mỗi năm. Kể từ khi kinh tế toàn cầu bắt đầu hồi phục năm 2000, tốc độ bị kẹt ở mức 3% mỗi năm.
Chắc hẳn những số liệu này sẽ “chuốc say” những người đánh giá toàn cầu hóa hoàn toàn chỉ mang lại những tác động tích cực đối với Mỹ cũng như thế giới. Chắc chắn là toàn cầu hóa giúp tăng tính cạnh tranh và mang lại rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, việc làm bị mất đi và những chi phí khác có thể lấn át những tác động tích cực như giảm giá cả và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế có được từ tăng trưởng thương mại đã giúp hàng trăm triệu người dân ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh thoát nghèo.
Câu hỏi hiện nay là chúng ta có thể làm gì để duy trì và củng cố tự do thương mại để cải thiện cuộc sống của người dân trên toàn thế giới. Thương mại tăng trưởng mạnh mẽ trong 3 thập kỷ vừa qua mang tính nhất thời vì phản ánh sự mở cửa của nền kinh tế Trung Quốc.
Giờ đây xuất khẩu của Trung Quốc đang suy giảm và đất nước này đang gặp nhiều khó khăn trắc trở trên con đường chuyển từ mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư sang dựa vào tiêu dùng. Do đó, tăng trưởng của thương mại toàn cầu trong tương lai sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào khả năng duy trì và các hiệp định hỗ trợ dòng chảy của hàng hóa và vốn.
Các Chính phủ vẫn phản đối gay gắt chủ nghĩa bảo hộ. Tuy nhiên, nỗ lực mới nhất để củng cố tự do thương mại là Hiệp định tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn đầu vẫn chưa đi đến hồi kết. Những người đi theo quan điểm phản đối toàn cầu hóa đang coi đây là “trận địa” mang tính chất quyết định.
Mặc dù Tổng thống Obama đã được Quốc hội Mỹ thông qua quyền đàm phán nhanh giúp gia tăng đáng kể sức mạnh của ông trên bàn thương lượng, Mỹ và 11 nước còn lại vẫn đang gặp phải rất nhiều khó khăn trên con đường đi đến đồng thuận. Vấn đề vướng mắc lớn nhất là nỗi lo của Mexico và Canada về việc TPP sẽ khiến thị trường Mỹ rơi vào tay Nhật Bản. Hai nước này đã giành được thị phần ở Mỹ nhờ Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ.
Chính quyền của ông Obama phải đạt được một thỏa thuận mà Mỹ và 3 đồng minh thân cận nhất của họ có thể hài lòng, nếu không cơ hội tốt nhất để đẩy mạnh toàn cầu hóa sẽ bị bỏ lỡ.