Đại diện Bộ Công Thương cho rằng, việc tăng lượng xe nhập khẩu là do sản xuất kinh doanh đang tốt lên, hệ thống giao thông đã được nâng cấp lưu thông hàng hóa nhiều, nhu cầu của người dân lớn nên điều này không đáng lo ngại.
Nhân Dân tệ mất giá, xuất khẩu nông sản của Việt Nam “lao đao”?
- Cập nhật : 03/09/2015
(Tin kinh te)
Ông Nguyễn Như Cường – Cục phó Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, việc Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ có ảnh hưởng vừa tích cực vừa tiêu cực đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Xuất khẩu nông sản giảm mạnh
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 8/2015, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sảncủa Viê tiếp tục gặp khó khăn; giá trị xuất khẩu ước đạt 2,4 tỷ USD; giảm 10,7% so với tháng trước và giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, xuất khẩu các loại nông sản chính đạt 1,06 tỷ USD, giảm 8,6%; thủy sản đạt 554 triệu USD, giảm 7,1% và lâm sản đạt 582 triệu USD, giảm 5,9% so với tháng trước.
Đồng thời, báo cáo của Bộ Nông nghiệp cũng cho biết, hầu hết các mặt hàng nông sản chính đều có khối lượng xuất khẩu giảm so với tháng 7. Tuy nhiên, rau quả và sắn đã tăng mạnh giá trị xuất khẩu; lần lượt là 40,8% và 22,6%.
Lũy kế 8 tháng, xuất khẩu mặt hàng café giảm sâu cả về lượng và giá trị với mức giảm 32,7% về lượng và 33,1% về giá trị; gạo giảm 8,6% về lượng và giảm 13,1% về giá trị; chè giảm 5,6% về lượng và giảm 4,8% về giá trị.
Trong khi đó, mặc dù lượng xuất khẩu hạt tiêu giảm mạnh 21,7% nhưng nhờ giá xuất khẩu tăng 28,1% nên giá trị xuất khẩu hạt tiêu chỉ giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ.
Tính chung 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 9,2 tỷ USD; giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2014. Đồ gỗ và lâm sản chính đạt 4,5 tỷ USD; tăng 8,2%; xuất khẩu thủy sản đạt gần 4,13 tỷ USD, giảm 17,5% .
Kết quả đạt được trong tháng 8 đã nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng ước đạt gần 19,3 tỷ USD; giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Thặng dư thương mại toàn ngành đạt gần 4 tỷ USD; giảm 34,4% so với cùng kỳ.
Ở chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu nông sản và vật tư nông nghiệp trong 8 tháng ước đạt 15,3 tỷ USD; tăng 7,9%. Trong đó, nhập khẩu các mặt hàng chính đạt khoảng 11,6 tỷ USD; tăng 5,2% so với cùng kỳ; chủ yếu tăng mạnh ở các mặt hàng bông, hạt điều, ngô…
Vẫn bài toán “được mùa, rớt giá”?
Chia sẻ về việc phá giá Nhân dân tệ của Trung Quốc hồi đầu tháng 8 có ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam hay không, ông Nguyễn Như Cường – Cục phó Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, việc Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ có ảnh hưởng vừa tích cực vừa tiêu cực đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Bởi theo ông Cường, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam, đặc biệt là đối với xuất khẩu nông sản. Đồng tiền nước này mất giá sẽ khiến cho hàng hóa Việt Nam trở nên đắt hơn và khó cạnh tranh hơn.
Bên cạnh đó, lý giải về việc nhiều nông sản như thanh long Bình Thuận, khoai Vĩnh Long, chanh Đồng Tháp… khi được mùa thì rớt giá thê thảm, ông Cường cho biết, đối với các sản phẩm ăn quả, Bộ Nông nghiệp có chính sách rải vụ “6-4”, tức là 6 chính vụ và 4 rải vụ. Việc này sẽ hạn chế được tính thời vụ của các sản phẩm nông nghiệp, giải quyết được bài toán sản phẩm dư thừa, rớt giá.
Bên cạnh đó, theo ông Cường, cây thanh long cũng như nhiều cây trồng khác của nông dân Việt Nam, ngoài giải quyết bài toán xuất khẩu, cần thúc đẩy tiêu dùng nội địa, giảm áp lực của thị trường xuất khẩu.
Ông Cường dẫn chứng, những năm 2013-2014, chúng ta đã quá quen với những vụ vải "được mùa, mất giá|. Nhưng đến năm nay, tình trạng này đã được khắc phục. Bộ nông nghiệp đã có điều chỉnh về kế hoạch sản xuất, cũng như các chính sách kỹ thuật, kết hợp với Bộ Công thương giải quyết thị trường nội địa nhằm giải bài toán “được mùa rớt giá” cho nông sản.
Ngoài ra, Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho rằng, điều quan trọng nhất để giải bài toán nông sản chính là mở cửa thị trường.
Với thị trường Nhật Bản, dự kiến trong tháng 9 sẽ mở cửa cho xoài Việt Nam sang thị trường này. New Zealand cũng vừa có thông báo cho Việt Nam xuất khẩu quả chôm chôm trở lại
Bên cạnh đó, Đài Loan cho phép Việt Nam xuất khẩu trở lại quả thanh long. Mỹ đã chấp thuận cho 2 loại quả của Việt Nam vào thị trường này là vú sữa và xoài. Đến tháng 12/2015, xoài Việt Nam cũng sẽ được xuất khẩu trở lại thị trường Úc…