2 tháng trước, sau “phát biểu chấn động nghị trường” của ĐBQH-TS Mai Chí Tín về việc “20 tỉ USD hàng Trung Quốc vào Việt Nam không qua kiểm soát”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh phát biểu đại ý: “Tất nhiên, có tình trạng buôn lậu, có gian lận thương mại. Điều đó không tính hết được. Nhưng không phải lên đến con số như vậy”.
57% nhà đầu tư châu Âu lạc quan về triển vọng kinh doanh tại VN
- Cập nhật : 20/08/2015
(Kinh doanh)
Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) của các công ty Châu Âu đã cải thiện đáng kể do các nhà đầu tư kỳ vọng Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU có thể mang lại triển vọng trong tương lai.
Niềm tin kinh doanh, triển vọng và kỳ vọng vào tương lai của doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam tăng nhẹ so với quý trước, khi đạt mức 77 điểm so với mức 75 điểm của quý trước.
Theo ông Michael Behrens, Phó Chủ tịch Phòng thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các doanh nghiệp Châu Âu đang thể hiện sự gia tăng niềm tin khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU vừa kết thúc.
Có 57% doanh nghiệp cho rằng môi trường kinh doanh “tốt”, và chỉ có 27% đánh giá “trung bình”. Phần lớn các doanh nghiệp nhận định triển vọng kinh doanh là “tích cực”, nhưng số lượng thì giảm từ 57% còn 55% quý này.
52% phản hồi mong đợi triển vọng kinh tế vĩ mô ổn định và phát triển, giảm so với 63% của quý trước, song vẫn còn vài quan ngại về triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam khi số lượng doanh nghiệp nhận định môi trường kinh tế vĩ mô tiếp tục “suy thoái” tăng nhẹ từ 12% lên 14%.
2/3 số lượng doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết tỷ lệ lạm phát sẽ ảnh hưởng nhẹ đến việc kinh doanh trong những tháng sắp tới và 19% (gần 1/5) lo ngại tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh.
Tham gia khảo sát về kế hoạch nhân sự, 48% doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ lớn nhất) cho biết họ dự định tăng nhẹ số lượng nhân viên, trong khi đó 35% doanh nghiệp cho biết họ sẽ duy trì số lượng hiện tại.
Điều này phản ánh đúng kế hoạch đầu tư trung hạn của các doanh nghiệp, khi có 41% cho biết họ dự định tăng nhẹ đầu tư vào Việt Nam.
Khi được khảo sát “chất lượng Internet ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh”, 47% phản hồi rằng hoạt động của họ bị “ảnh hưởng đáng kể”. Chỉ 2% cho biết không gặp phải gián đoạn. 13% cho biết “không đáng kể” và 8% phản hồi “ảnh hưởng nghiêm trọng”.
49% số doanh nghiệp cho rằng giá dịch vụ Internet là “hợp lý”, 30% doanh nghiệp nhận định “giá cả phải chăng” và chỉ 5% cho rằng “đắt đỏ”. Tuy nhiên, có tới 72% phản hồi sẵn sàng trả phí cao hơn nếu tốc độ Internet nhanh hơn và không bị gián đoạn.
(Theo CafeF)