Việc cơ quan hải quan ra quyết định ấn định thuế khi doanh nghiệp không chứng minh được nghi vấn về trị giá trong quá trình tham vấn là phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế, không nhất thiết phải thực hiện kiểm tra sau thông quan.

Trước những vướng mắc của một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố về chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, mới đây, Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn số 7599/TCHQ-TXNK giải đáp, hướng dẫn một số nội dung liên quan.
Theo đó, tại Công văn số 7599/TCHQ-TXNK Tổng cục Hải quan giải đáp các vướng mắc như sau:
Thứ nhất, về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, thuế bảo vệ môi trường.
Tổng cục Hải quan cho biết, việc áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp (về thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế, miễn thuế, hoàn thuế...) được thực hiện như thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Do đó, trường hợp nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu đã được miễn thuế nhập khẩu theo Điều 16 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 thì được miễn các loại thuế nhập khẩu bổ sung (thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ) như thuế nhập khẩu.
Liên quan đến chính sách thuế bảo vệ môi trường, Tổng cục Hải quan viện dẫn, căn cứ Luật thuế bảo vệ môi trường, Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011, Thông tư số 159/2012/TT-BTC ngày 28/9/2012 của Bộ Tài chính, thì hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu không thuộc đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường, không thuộc đối tượng hoàn thuế bảo vệ môi trường.
Thứ hai, về thuế với nguyên liệu chuyển tiếp từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác.
Theo Tổng cục Hải quan, trường hợp hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công, hàng nhập khẩu để gia công không tái xuất mà chuyển tiếp sang hợp đồng gia công khác phải thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật về hải quan thì được miễn thuế, theo quy định tại Luật thuế Xuất nhập khẩu số 107/2016/QH13 và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
Thứ ba, về chính sách thuế khi xuất khẩu nguyên phụ liệu và phế liệu dư thừa của hợp đồng gia công.
Tổng cục Hải quan lý giải, phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công khi xuất trả lại bên đặt gia công hoặc bên thứ ba do bên đặt gia công chỉ định thì không phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Ngoài các nội dung giải đáp trên, Tổng cục Hải quan cho biết, thời gian quan có nhiều ý kiến của các đơn vị để tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn phát sinh chưa được hướng dẫn rõ ràng.
Theo Tapchitaichinh.vn
Việc cơ quan hải quan ra quyết định ấn định thuế khi doanh nghiệp không chứng minh được nghi vấn về trị giá trong quá trình tham vấn là phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế, không nhất thiết phải thực hiện kiểm tra sau thông quan.
Vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng là vấn đề được nhiều doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu quan tâm và có nhiều vướng mắc cần giải đáp gửi đến Tổng cục Hải quan. Ngày 15/12/2017, Cục Thuế xuất nhập khẩu Tổng cục Hải quan đã có Công văn số 5210/TXNK-CST hướng dẫn cụ thể về vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng nộp thừa khâu nhập khẩu.
Ngày 14/12/2017, tại Công văn 8155/TCHQ-TXNK gửi Cục Hải quan TP. Hải Phòng, Tổng cục Hải quan cho biết, một trong các chứng từ của hồ sơ xét giảm thuế đối với trường hợp nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu bị hỏa hoạn là Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa nhập khẩu.
Theo phản ánh của bà Phạm Thị Liễu Hồng, Công ty TNHH Seoul Print Vina có đối tác nước ngoài (Hàn Quốc) muốn giao hàng vải cho Công ty gia công in hàng may mặc, nhưng Công ty không trực tiếp mở tờ khai nhận hàng vải với Công ty ở Hàn Quốc mà nhận vải theo chỉ định của bên Hàn quốc tại một công ty ở Thanh Hóa.
Chính sách thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện do doanh nghiệp nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu sau đó chuyển giao cho các chi nhánh phụ thuộc sản xuất và nhận lại sản phẩm để tiếp tục sản xuất, xuất khẩu sản phẩm cuối cùng là vấn đề băn khoăn của nhiều doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Vấn đề này đã được Tổng cục Hải quan giải đáp cụ thể.
Tổng cục Hải quan nhận được Công văn số 2959/HQHCM-TXNK ngày 21/09/2017 của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh về việc hoàn thuế hàng tạm nhập tái xuất sửa chữa. Về vấn đề này, ngày 21/11/2017 Tổng cục Hải quan có Công văn 7622/TCHQ-TXNK hướng dẫn như sau:
Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì được miễn thuế nhập khẩu, không quy định việc miễn thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có đủ điều kiện xác định là được sản xuất, chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu.
Ngay sau khi nhận được Công văn số 731/CT-THNVDT của Cục Thuế tỉnh Kiên Giang về hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, Tổng cục Thuế đã có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này tại Công văn số 4740/TCT-CS.
Ngay sau khi nhận được một số vướng mắc của các cơ quan hải quan địa phương, doanh nghiệp về thuế nhập khẩu một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Bộ Tài chính đã có Công văn số 13638/BTC-CST hướng dẫn chi tiết về vấn đề này.
Ngày 19/10/2017, Tổng cục Hải quan có Công văn số 6838/TCHQ-PC gửi các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan về việc triển khai thực hiện Nghị định số 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự