tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

'Thiên đường Ukraine' - đích đến mới của người tị nạn Syria

  • Cập nhật : 25/08/2017

Biển Đen có thể trở thành tuyến đường biển thay thế để chở người di cư sang các nước thịnh vượng châu Âu, và Ukraine là một trong những quốc gia sáng giá trở thành điểm trung chuyển cho dòng người tị nạn này.

Trong cuộc di dân bất hợp pháp của người nhập cư từ Trung Đông sang châu Âu, có một xu hướng mới nổi lên: người tị nạn được chuyển từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Liên minh châu Âu qua Biển Đen. Trong vòng hai tuần qua, lực lượng Cảnh sát biển Romania đã bắt giữ 188 người nhập cư trái phép vào lãnh hải nước này.

Tổng thống Rumani Klaus Johannis đã đưa ra một cảnh báo, rằng "sẽ ngăn chặn" mọi nỗ lực xâm nhập vào đất nước bằng đường biển. Một khi đã ở trên Biển Đen, thuyền chở người di cư có thể chọn một con đường khác đến Liên minh Châu Âu –đó là thông qua các nước hậu Xô viết. Trước đây, EU đã từng cân nhắc đến khả năng thành lập các trại tị nạn tạm thời dành cho người di cư tại Ukraine.

Tiến vào Liên minh châu Âu từ phía sau

Việc tàu chở người di cư di chuyển dọc theo Biển Đen lần đầu tiên được ghi nhận là vào năm 2014. Một năm sau đó, những người tị nạn cố gắng đi đến châu Âu cũng theo lộ trình này. Tính đến thời điểm này, các cuộc xâm nhập bất hợp pháp bắt đầu trở thành hệ thống vào năm 2017. Vào mùa hè năm 2017, chính quyền Libya và Italy đã thực hiện các biện pháp để ngăn chặn "đường thủy Địa Trung Hải" của người di cư. Những người di cư lại bắt đầu tìm kiếm những con đường mới để đến Châu Âu.

Romania, quốc gia đầu tiên trở thành con đường di cư mới, đã tin chắc rằng đất nước mình chủ yếu chỉ là đường trung chuyển cho các di dân. Tờ Active News phiên bản Rumani đưa ra nhận định: "Dường như chúng ta không phải là điểm đến hấp dẫn cuối cùng".

Tuy nhiên, chính quyền của đất nước này đang hoạch định kế hoạch hành động trong trường hợp một số người di cư muốn ở lại. Kể từ năm 2015,  Bucharest đã đàm phán với Brussels để giảm nghĩa vụ của mình trong chương trình phân phối người di cư bắt buộc và đã có thể giảm được ba lần – từ 6000 xuống còn 2000 người. Việc xuất hiện thêm những người nhập cư đến bằng đường biển có thể sẽ điều chỉnh lại tình hình.

Ngoài Romania, cuộc khủng hoảng di cư có thể còn có thêm sự tham gia của Bulgaria - một nước cũng có đường ra Biển Đen. Chuyên viên của Viện nghiên cứu Slavic thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, Peter Iskenderov nói với RIA Novosti rằng đất nước Balkan này đang sợ lặp lại sự kiện năm 2015, khi họ trở thành đường đi của dòng người di cư. "Đã nhiều tháng qua, người Bulgaria sợ hãi trước tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, rằng nếu EU ngừng cung cấp hỗ trợ tài chính, từ chối miễn thị thực châu Âu cho Thổ Nhĩ Kỳ, thì họ sẽ mở cửa biên giới một lần nữa, thế thì đất nước này sẽ tràn ngập thêm hai hoặc ba triệu người di cư", chuyên gia nói.

anh mang tinh chat minh hoa.

Ảnh mang tính chất minh họa.

Bơi đến Ukraine

Theo ông Iskenderov, "có một khả năng lý thuyết rằng Ukraine, với vai trò một quốc gia sắp tiếp cận với Biển Đen, cũng sẽ tham gia vào cuộc khủng hoảng di dân". Trước đó, Kiev đã tuyên bố về khả năng sẵn sàng tiếp nhận người di cư Syria trong khuôn khổ của tình đoàn kết với Liên minh châu Âu. Ukraine được coi là một trong số các quốc gia có thể xây dựng trại tỵ nạn tạm thời cho người di cư trên lãnh thổ của mình. "Khi Ukraine trở thành một thành viên của Liên minh châu Âu, thì sẽ phải thể hiện tinh thần đoàn kết trong vấn đề tiếp nhận người tị nạn", Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Pavel Klimkin cho biết. Tuy nhiên, "tình thần đoàn kết" có thể được đòi hỏi trực tiếp ngay từ bây giờ, nhưng tư cách thành viên trong Liên minh châu Âu –thì trong tương lai còn là điều mơ hồ.

"Việc kết nối Ukraine với hệ thống hạn ngạch bố trí người tị nạn được đem ra thảo luận tại EU – Ông Iskenderov cho biết. Tuy nhiên, đề án này vấp phải một số trở ngại.Tình hình chính trị và kinh tế của đất nước này không ổn định và họ vẫn chưa phải là thành viên của Liên minh châu Âu".

Chuyên gia cho rằng, những người nhập cư bất hợp pháp có thể vào lãnh thổ Ukraine bằng đường biển, nhưng sau đó họ sẽ rất khó rời khỏi đó để sang Liên minh châu Âu. Ông Iskenderov bổ sung: "Ukraine có biên giới với Hungary và Ba Lan, hai nước vốn không thể hòa hợp với những người di cư Hồi giáo. Để tới các nước thịnh vượng nhất của EU thông qua lãnh thổ của các nước này, thực sự là điều bất tiện ". Người Syria có nguy cơ bị mắc kẹt tại Ukraine.

Bulgaria không muốn bảo vệ châu Âu

Việc mở rộng nhân tố mới trên "mặt trận di trú" khiến các nhà chức trách Bulgaria hết sức lo lắng, trong số các ý kiến kém phần khoan dung đó có cả Bộ trưởng Quốc phòng Krassimir Karakachanov. Ông tuyên bố rằng Bulgaria "sẽ không cho phép những người nhập cư bất hợp pháp mới đến châu Âu".

Để bảo vệ biên giới đường bộ, Sofia dự định xây dựng một hàng rào dây thép gai, còn biên giới biển thì sử dụng "hệ thống quan sát tích hợp". Tuy nhiên, quyết tâm của ông Karakachanov đã vấp phải sự phản đối của một bộ phận dư luận. "Sự đồng tâm phản đối người di cư tại Bulgaria không mạnh như ở Hungary hay Ba Lan, bởi vì có sự chống đối của các hiệp hội dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ. Giới chính trị Bulgaria phụ thuộc vào quan điểm của những người này và, như một quy luật, họ không cho phép mình hành động bạo lực như Thủ tướng Hungary Viktor Orban" – Chuyên gia Isgandarov kết luận.


Đức Dũng (Lược dịch)
Theo Infonet.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục