Cuộc đàm phán cấp cao Hàn-Triều vừa kết thúc hôm qua (25-8) sẽ là bài học đắt giá dành cho Hàn Quốc, Tân Hoa Xã dẫn lời một quan chức quân sự cấp cao của Triều Tiên cho biết hôm 26-8.
Những "kiến trúc sư" giúp Trung Quốc thoát kịch bản hạ cánh cứng
- Cập nhật : 27/08/2015
(The gioi)
Sau đây là 6 gương mặt quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh ngăn nền kinh tế lớn thứ hai thế giới rơi vào trạng thái "hạ cánh cứng.
Ở Trung Quốc, Chủ tịch nước thường giao quyết định quan trọng về kinh tế cho Thủ tướng. Nhưng đối với vị Chủ tịch đương nhiệm – Tập Cận Bình, thông lệ đó đã thay đổi.
Kể từ khi tiếp quản vị trí cầm quyền tháng 11/2012, ông Tập đã kiểm soát cả những chính sách tài chính trong ngắn hạn và đường lối kinh tếdài hạn. Ông lãnh đạo cả hai nhóm, một nhóm đại diện cho những cải cách của riêng mình, nhóm còn lại là một Ủy ban tài chính được dẫn dắt bởi Thủ tướng.
Sau đây là 6 gương mặt quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh ngăn nền kinh tế lớn thứ hai thế giới rơi vào trạng thái "hạ cánh cứng.
Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc, 60 tuổi
“Likonomics” là cụm từ để chỉ chiến lược kinh tế của Lý Khắc Cường với cam kết giảm nợ công, cải cách kinh tế và không sử dụng các gói kích thích kinh tế khổng lồ. Đích đến là khiến quá trình giảm tốc của kinh tế Trung Quốc "êm ái' hơn.
Với vai trò là người đứng đầu Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, ông vẫn là "bộ mặt" trước công chúng của các thay đổi trong chính sách của Chính phủ.
Vương Kỳ Sơn, Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật TW Đảng CS Trung Quốc, 67 tuổi.
Mặc dù ông Vương được ông Tập trao toàn quyền xử lý chống tham nhũng, ông vẫn là một trong số những bậc thầy tài chính ưu việt. Thời gian tại Ngân hàng xây dựng Trung Quốc, ông làm việc với Morgan Stanley để thành lập ngân hàng đầu tư đầu tiên - China International Capital Corp, đây cũng là nơi nuôi dưỡng các mối quan hệ với giới quan chức tài chính phương Tây.
Ông là một trong số những đồng minh thân cận của ông Tập. Quen nhau trong những ngày Cách mạng văn hóa Mao Trạch Đông, khi hai người còn là hai thanh niên được gửi đến vùng quê để tìm hiểu cuộc sống nông thôn. Điều đó giúp ông tăng sức ảnh hưởng duy trì vai trò lèo lái các vấn đề kinh tế.
Châu Tiểu Xuyên, Thống đống ngân hàng Trung ương, 67 tuổi
Ông Châu là người giám sát đợt tăng trưởng hơn 5 lần trong nền kinh tế Trung Quốc kể từ khi nhận chức lãnh đạo ngân hàng TW năm 2002 cho đến nay. Ông là quan chức có nhiệm kỳ dài nhất trong chu kỳ kinh tế nội tại của Trung Quốc. Ông đã sử dụng vị trí của mình để ủng hộ cho thả nổi đồng nhân dân tệ, tự do hóa lãi suất và thiết lập đồng tiền dự trữ quốc tế.
Lưu Hạc, 63 tuổi, người đứng đầu nhóm tài chính
Ông không chỉ là người đứng đầu nhóm lãnh đạo ngành tài chính mà đầu năm nay đã trở thành Phó Bí thư của văn phòng kế hoạch kinh tế nhà nước. Vị trí này trao ông quyền lực trong những quyết định ngắn hạn và dài hạn cho kế hoạch phát triển Trung Quốc. Ông là một trong số ít quan chức Trung Quốc được tháp tùng ông Tập trong những chuyến đi nước ngoài.
Lâu Kế Vĩ, Bộ trưởng tài chính Trung Quốc, 64 tuổi
Đối với các đối tác nước ngoài, quyền lực của ông Lâu trong hệ thống tài chính Trung Quốc có phần giảm sút kể từ khi cơ quan nhà nước lệ thuộc vào Đảng. Ông vẫn ủng hộ ông Tập trong cuộc vận động cho ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB). Sáng kiến xây dựng lên nhóm cho vay nước ngoài là thành tựu lớn nhất của Trung Quốc trong việc định hình lại các quy tắc tài chính toàn cầu.
Ông cũng là người tiên phong trong nỗ lực kiềm chế cho vay và cung cấp cho chính quyền địa phương nguồn thu nhập thay thế cho các khoản nợ thông qua công cụ tài chính không rõ ràng. Lãnh đạo cao cấp đang có vẻ tìm cách để ông Lâu duy trì vị trí qua tuổi nghỉ hưu.
Từ Thiệu Sử, chủ tịch ủy ban cải cách, 63 tuổi
Dù Ủy ban này vẫn có vai trò đứng đầu trong việc chuyển hướng chính sách từ nông nghiệp sang năng lượng, nhóm này vẫn bị chỉ trích là dành quá nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp quốc doanh.