tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Những câu hỏi pháp lý quanh vụ kiện Trung Quốc - P1

  • Cập nhật : 22/08/2015

(Tin kinh te)

Vì nhiều lý do, vụ kiện Philippines – Trung Quốc trước Tòa Trọng tài được thành lập theo phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 thu hút sự quan tâm của thế giới.

Một trong số đó là việc Trung Quốc từ chối tham dự vụ kiện do Philippines khởi xướng.

nhung dau vet tinh nghi do hoat dong boi dap trai phep cua trung quoc tren da en dat, quan dao truong sa thuoc chu quyen viet nam. (anh: sia)

Những dấu vết tình nghi do hoạt động bồi đắp trái phép của Trung Quốc trên đá Én Đất, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. (Ảnh: SIA)

 

Việc một bên không tham dự một tòa quốc tế không phải là chuyện hiếm, và đây cũng không phải là lần đầu tiên một bên chọn cách không tham dự vụ kiện tại một cơ quan giải quyết tranh chấp theo UNCLOS.

Năm 2013, Nga đã chọn cách không tham dự vụ kiện trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) và gần đây, như mọi chuyện đã diễn ra, Nga cũng không xuất hiện trước Tòa Trọng tài được thành lập theo phụ lục VII trong vụ kiện Arctic Sunrise do Hà Lan khởi xướng.

Tuy nhiên, điểm khác biệt trong là việc mặc dù đã chính thức tuyên bố sẽ không tham gia vụ kiện này, song Trung Quốc lại không hề bỏ qua cơ hội nào để làm rõ những lí lẽ của mình thông qua các kênh chính thức lẫn không chính thức. Hành động này của Trung Quốc làm nảy sinh nhiều câu hỏi pháp lý thú vị.

Trung Quốc có quyền không tham gia vụ kiện hay không?

Mặc dù luật quốc tế yêu cầu các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, nhưng khi nói đến việc phân xử quốc tế hay trọng tài, các quốc gia được quyền quyết định có tham dự hay không. Dù luật quốc tế cho phép các quốc gia thực hiện điều này, song quyết định không tham dự vụ kiện pháp lý dĩ nhiên đặt ra câu hỏi về tính thiện chí của các quốc gia trong cam kết tuân thủ luật quốc tế.

Trong vụ kiện này, theo điều 9 phụ lục VII của UNCLOS về việc vắng mặt và điều 25 của Nguyên tắc Thủ tục của Tòa Trọng tài, dự trù tình huống một trong các bên không xuất hiện trước tòa. Tuy nhiên, cả hai điều này nói rằng việc một bên vắng mặt sẽ không ngăn cản vụ kiện diễn ra, đồng thời yêu cầu tòa “đáp ứng yêu cầu tòa có thẩm quyền và tuyên bố đó có căn cứ trên thực tế và theo luật”.

Dẫu vậy, cần chú ý rằng việc Trung Quốc từ chối tham dự vụ kiện không phủ nhận việc nước này đã đồng ý trao thẩm quyền bắt buộc cho Tòa Trọng tài khi trở thành một thành viên của UNCLOS.

Lấy tuyên bố Tòa Trọng tài không có thẩm quyền làm lý do để không tham dự vụ kiện là vô căn cứ và chừng nào tòa còn chưa đưa ra phán quyết về thẩm quyền trong vụ kiện, thì Trung Quốc vẫn còn là một bên của vụ kiện này.

Tác động từ những thông tin do Trung Quốc đưa ra?

Mặc dù đã chính thức tuyên bố rằng “… không chấp nhận ”, Trung Quốc lại gần như không hề áp dụng chính sách "phớt lờ" với vụ kiện. Thông qua các kênh khách nhau, nước này đã tuyên bố về quan điểm của mình đối với thẩm quyền của Tòa Trọng tài, đồng thời cũng giữ thái độ im lặng những nội dung của vụ kiện.

 
phien xet xu hoi thang 7 tai toa trong tai thuong truc la haye (the hague - ha lan). (anh: rappler)

Phiên xét xử hồi tháng 7 tại Tòa Trọng tài Thường trực La Haye (The Hague - Hà Lan). (Ảnh: Rappler)

 

Về mặt chính thức, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một “thư bày tỏ quan điểm của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với vấn đề thẩm quyền của Tòa Trọng tài về vấn đề Biển Đông do Cộng hòa Philippines khởi xướng”, trong đó Trung Quốc đề cập tỷ mỉ những tranh luận về lý do tại sao nước này tin rằng Tòa Trọng tài không có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, các học giả Trung Quốc cũng rất chủ động trong việc xuất bản sách và các bài báo, trong đó đưa ra những tranh luận phủ định tính thẩm quyền của Tòa Trọng tài cũng như vụ kiện.

Trên thực tế, Tòa Công lý Quốc tế (ICJ), từng xử nhiều vụ kiện với sự vắng mặt của bên bị, tiến hành thu thập một lượng thông tin từ các quốc gia không tham dự vụ kiện. Thông thường, tòa sử dụng những thông tin này để hiểu những tranh luận mà quốc gia không tham dự sẽ sử dụng nếu quốc gia đó tham gia vụ kiện.

Có vẻ như, trong vụ kiện này, Tòa Trọng tài cũng đang có cách tiếp cận tương tự. Trong Thông cáo Báo chí, Tòa Trọng tài tuyên bố rằng sẽ “sử dụng những thông tin của Trung Quốc (bao gồm thư trình bày quan điểm) làm lý do liên quan đến thẩm quyền của Tòa Trọng tài”.

Nhờ vậy, Trung Quốc hưởng lợi từ cả việc đưa ra những tranh luận của nước này cũng như duy trì việc không công nhận tính hợp pháp và kết quả của tòa. Dĩ nhiên, điều này đặt ra câu hỏi về tính công bằng cho quốc gia tham gia vụ kiện là Philippines, nước đã tuân thủ tất cả các yêu cầu thủ tục được đặt ra khi theo đuổi một vụ kiện pháp lý.

Tuy nhiên, nếu nhìn vụ kiện giữa Philippines – Trung Quốc ở một góc độ khác, một câu hỏi khác lại xuất hiện. Đó là, nếu Trung Quốc giữ im lặng hoàn toàn, điều đó có tốt hơn không?

Tương tự như trong điều kiện lý tưởng với các bên tham dự và hợp tác trong vụ kiện, trong vụ kiện này, dù Trung Quốc đã thể hiện rõ việc nước này từ chối chấp nhận Tòa Trọng tài, thì cơ quan này vẫn cần xem xét quan điểm của cả hai phía. Do đó, những luận điểm trong tuyên bố bác bỏ của bên bị có thể được sử dụng là điểm bắt đầu cho công việc nghiên cứu, thẩm định của tòa.

Về phần Philippines, việc Trung Quốc phát đi những lập luận của nước này, trên một số khía cạnh, sẽ giúp hạn chế một lượng phỏng đoán liên quan nhất định, qua đó cho phép Philipines giải quyết những phần tranh luận của nước này một cách thấu đáo hơn.

Có vẻ như đây chính là điều Philippines đã làm trong các phiên tranh luận đầu tháng 7. Nhưng cho dù có là vậy đi chăng nữa, những thông tin không chính thức của Trung Quốc không thể và không nên thay thế cho sự hiện diện của nước này trước Tòa Trọng tài, vì giá trị pháp lý cũng như nguyên tắc “pacta sunt servanda”  - một trong 7 nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế: Tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế.

Quan điểm của Trung Quốc cho đến thời điểm này chỉ là quan ngại về các vấn đề thẩm quyền. Điều này dường như phù hợp với chính sách “cố tình nhập nhằng” từ lâu của Trung Quốc quanh những tuyên bố của nước này ở Biển Đông. Do đó, không có vẻ như Trung Quốc sẽ đưa ra thêm bất kì quan điểm nào của nước này về những vấn đề đang diễn ra, giả định tòa tuyên bố có thẩm quyền và tiếp tục tiến hành vụ kiện.

Đây là một vụ kiện Tòa Trọng tài đối mặt với một khối lượng công việc đồ sộ, nếu xét từ bộ hồ sơ hơn 4.000 trang mà Philippines đã đệ trình. Ngoài ra, việc Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện có vẻ như cũng sẽ tạo ra thêm nhiều khó khăn hơn cho Tòa Trọng tài ngay từ bước phân xử tính thẩm quyền.

(Theo Dân Trí)

Trở về

Bài cùng chuyên mục