Lệnh cấm tất cả binh sĩ đang đồn trú tại Nhật Bản không được sử dụng đồ uống có cồn và hạn chế ra ngoài căn cứ khi không cần thiết của Hải quân Mỹ ban hành ngày 6/6 đã phần nào phản ánh về “ngọn lửa âm ỉ cháy” trong quan hệ quốc phòng giữa hai quốc gia này.
Nga-ASEAN gỡ nút thắt Trung Quốc trong quan hệ như thế nào?
- Cập nhật : 03/05/2016
(Tin kinh te)
Yếu tố Trung Quốc gây cản trở quan hệ giữa Nga và ASEAN là điều đương nhiên. Vậy 2 bên cần làm gì để gỡ bỏ nút thắt khó chịu đó?
Nga cần làm gì để tăng cường quan hệ với ASEAN?
Trong kỳ trước với tiêu đề: "Quan hệ Nga-ASEAN ‘thui chột’ do Moscow thiên lệch về Trung Quốc", chúng ta đã tìm hiểu thực trạng quan hệ Nga-ASEAN đang bế tắc bởi vì thái độ trọng Trung Quốc và thờ ơ với các nước Đông Nam Á của giới chức lãnh đạo Moscow.
Một câu hỏi lớn đặt ra với các quan chức lãnh đạo và giới học giả hai bên là trong bối cảnh Nga-ASEAN đang kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ và năm 2016 được lấy làm "Năm Văn hóa Nga tại các nước ASEAN" và "Năm Văn hóa ASEAN tại Nga", Nga và các nước Đông Nam Á phải làm gì để thúc đẩy quan hệ giữa 2 bên?
Tuy nhiên, cuộc thảo luận bàn tròn với chủ đề tại Trung tâm báo chí truyền thông quốc tế "Rossiya Segodnya" hôm 28-1 với chủ đề "Đối tác đối thoại Nga và ASEAN: Triển vọng hợp tác" đã kết luận rằng, để phát triển sự hợp tác giữa hai bên, trước hết, Nga cần thể hiện ý chí chính trị rõ ràng ở cấp độ nhà nước và một cơ sở kinh tế vững chắc.
Ngược lại, ASEAN cũng cần có những động thái xích lại gần Nga, tăng cường hợp tác với Moscow để ràng buộc lợi ích của Moscow với mình, đồng thời tăng cường sức mạnh quốc tế để đối phó với Trung Quốc.
Giáo sư Mosyakov cho rằng, Moscow đã tích lũy được những hiểu biết rất tốt và xây dựng được quan hệ đối tác vững chắc với Bắc Kinh, còn đối với ASEAN, ngoài Việt Nam có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp từ thời Liên Xô ra, Nga hầu như chưa hiểu gì về các nước trong khu vực này.
Nhưng hiện tại, khi mà Nga vẫn chưa nhận thức được rằng châu Á rất rộng lớn, có thể phát triển quan hệ đồng thời với Trung Quốc và với các nước ASEAN, cũng như với các nước và các tổ chức khác, thì vẫn tồn tại rào cản tâm lý, hạn chế hành động của chúng ta trong mối quan hệ với ASEAN.
Giáo sư Mosyakov chỉ ra rằng, trong giới chức lãnh đạo Nga hiện nay, dù có ý thức hay vô ý thức, tất cả hành động của Moscow không chỉ ở Đông Nam Á mà trên toàn thế giới đều phải kèm theo suy nghĩ: "Không biết Trung Quốc sẽ nhìn nhận việc này như thế nào?".
Chuyên gia Nga cho rằng, Moscow đã xây dựng được quan hệ đối tác vững chắc với Bắc Kinh, còn hầu như chưa hiểu gì về ASEAN
Ông cho rằng, quan điểm này hoàn toàn không thể chấp nhận được và lưu ý rằng, đã đến lúc Điện Kremlin phải nghĩ đến việc về làm thế nào để tìm ra một sự cân bằng, chứ không được để tất cả các chính sách của Nga trong khu vực châu Á phải xây dựng xoay quanh Trung Quốc.
Ông khẳng định rằng các chính trị gia và các doanh nhân Nga cần phải ra khỏi việc chỉ nhằm vào Trung Quốc, coi Trung Quốc là lợi ích cốt lõi, căn bản. Nga sẽ không phai nhạt quan hệ với Trung Quốc, nhưng cần chuyển sang chính sách cân bằng với cả Bắc Kinh lẫn các nước ASEAN.
Nếu không, sau khi những khó khăn qua đi, Nga sẽ không thể phát triển quan hệ với các nước trước đây mình đã "làm ngơ", vì lợi ích với Trung Quốc. Khi đó, Moscow dù có hùng mạnh đến đâu nhưng cũng chỉ là một "gã nhà giàu" như Trung Quốc, không thể trở thành thủ lĩnh thế giới.
Ngược lại, các nước ASEAN chúng ta cũng cần nhận thấy những khiếm khuyết trong chính sách ngoại giao có phần "hơi cực đoan", đó là việc tăng cường quan hệ với những quốc gia ủng hộ mình chống lại Trung Quốc, mà coi nhẹ quan hệ với Nga.
Bởi vì, trong bối cảnh ASEAN quá yếu mà Trung Quốc quá mạnh, đương nhiên là chúng ta phải tìm kiếm sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế để chặn bàn tay bành trướng của Bắc Kinh. Việc phát triển quan hệ với các quốc gia ủng hộ mình là không sai nhưng nó chưa đủ.
Các nước Đông Nam Á không thể bắt Nga phải thay đổi chính sách của mình trong bối cảnh Moscow đang khó khăn tứ bề, cũng giống như chúng ta không thể thay đổi được quốc gia láng giềng hung hăng.
Đã không thay đổi được quan điểm của người để làm lợi cho ta thì ASEAN cần phải chấp nhận điều đó. Nhưng chấp nhận không có nghĩa là bỏ qua quan hệ với Nga, ASEAN cần phải có những biện pháp để hóa giải những điều đó, chuyển hóa yếu tố bất lợi thành có lợi hoặc chỉ cần không gây hại cho mình.
Do đó, trong bối cảnh Moscow "cào bằng quan hệ", thân thiết với Trung Quốc, lạnh nhạt với mình thì ASEAN phải nỗ lực tự mình xúc tiến xây dựng quan hệ với Nga. Vì sao?
Thứ nhất là việc Nga-ASEAN tăng cường quan hệ ngoại giao, đẩy mạnh giao thương, xúc tiến hợp tác quân sự sẽ cho Bắc Kinh thấy rằng, Moscow không phải là điểm tựa, là chỗ dựa để nước này hoành hành trên Biển Đông.
Bắc Kinh không thể một mình che trời nên quan hệ khăng khít giữa Nga với các nước Đông Nam Á sẽ làm giảm sự tự tin của Trung Quốc.
Thực tế đã cho thấy liên tiếp trong mấy năm qua, khi quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN liên tiếp gia tăng căng thẳng, Moscow vẫn ký hàng loạt hợp đồng kinh tế lớn, tăng cường thăm viếng, ồ ạt bán vũ khí cho Bắc Kinh, đẩy mạnh các cuộc tập trận song phương.
Điều này dường như là một “liều thuốc bổ”, là sự hỗ trợ cả tinh thần lẫn vật chất quý báu đối với Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh đang bị cả động đồng quốc tế phản ứng dữ dội. Nếu Nga và ASEAN cũng xây dựng được quan hệ hợp tác mật thiết, điều đó sẽ không còn là chỗ dựa của Trung Quốc.
Thứ 2 là, việc ASEAN xúc tiến tăng cường quan hệ với Nga cũng là sự nhắc nhở Moscow về trách nhiệm của một cường quốc với những đối tác thân thiết của mình, khiến Moscow phải thay đổi tư duy thực dụng và đưa ra chính kiến và hành động hóa giải xung đột trên Biển Đông
Việc Nga và ASEAN tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, quân sự tức là sẽ gắn chặt lợi ích của Nga với các nước Đông Nam Á. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, Moscow sẽ phải có sự điều chỉnh trong chiến lược quan hệ với Trung Quốc.
Thứ 3 là, Đông Nam Á chủ yếu là các nước nghèo và đang có sự phụ thuộc kinh tế khá chặt chẽ vào Trung Quốc, thậm chí một số nước có thể bị chi phối bởi định hướng của Bắc Kinh, gây nên sự chia rẽ, bất đồng quan điểm về giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
Nếu ASEAN tăng cường hợp tác với các cường quốc khác trên thế giới để phát triển đất nước giàu mạnh Trung Quốc sẽ không thể sử dụng kinh tế để chi phối một số nước Đông Nam Á, từ đó ngăn chặn việc Bắc Kinh dùng con bài này để gây ảnh hưởng đến chính trị.
Nga tuy hiện chưa khôi phục vị thế cường quốc kinh tế nhưng Moscow cũng có tiềm lực không nhỏ, đồng thời có những quy chế ưu đãi cho các nước nghèo. Trong bối cảnh cần tận dụng tất cả các nguồn lực phát triển đất nước, để có sức mạnh đối phó với Trung Quốc, các nước ASEAN không thể bỏ qua Nga.
Trong bối cảnh không thể thay đổi được chính sách của Moscow với Trung Quốc, ASEAN nên tận dụng tất cả những gì có lợi từ Nga
Thứ 4 là, trong bối cảnh vũ khí, trang bị phương Tây vừa đắt vừa có thể bị chi phối bởi các mối quan hệ chính trị nhằng nhịt, khiến trong thời chiến, nguồn cung có thể bị cắt đứt bất cứ lúc nào, vũ khí Nga là sự lựa chọn đúng đắn của các nước Đông Nam Á.
Nga có thể bán vũ khí cho ASEAN bất chấp quan điểm của Mỹ và sự phản đối của Trung Quốc. Việc Moscow độc lập trong quan hệ đối ngoại là điều rất tốt bởi chúng ta có thể chắc chắn được một kênh cung cấp vũ khí quan trọng trong điều kiện thời chiến.
Muốn phát triển quan hệ Nga-ASEAN, nỗ lực cần phải đến từ hai phía. Nga cũng cần điều chính chính sách đối ngoại của mình và các nước Đông Nam Á cũng cần phải nỗ lực hơn nữa. Chỉ có như vậy, ASEAN mới huy động được sức mạnh quốc tế, đối phó vói Trung Quốc.
Thiên Nam
Theo Baodatviet.vn