tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Macron kêu gọi tôn trọng Nga: Điều gì đã khiến Pháp thay đổi thái độ?

  • Cập nhật : 22/09/2017

Theo tờ Quan điểm (Nga), có vẻ như Pháp đang cảm thấy mình đang bị hất ra khỏi cuộc chơi địa chính trị toàn cầu, cùng với đó họ nhận ra sai lầm trong chính sách ngoại giao của mình khi chưa đặt Nga vào đúng vị thế của nó.

tong thong nga putin, tong thong phap macron

Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Pháp Macron

So với Hoa Kỳ và Đức, có vẻ như chính sách của Pháp linh hoạt hơn với Nga. Nhà lãnh đạo Pháp, Emmanuel Macron, người kiên quyết nói về điện Kremlin trong chiến dịch tranh cử, đang thay đổi chính kiến của mình.

Kể từ tháng 7/2017, Pháp đã nhiều lần kêu gọi xem xét trọng lượng chính trị của Nga và các lợi ích của nước này ở Trung Đông. Lý do là vì Pháp muốn trở lại với trò trong cuộc chơi địa chính trị lớn, mà họ cảm thấy đang bị cho ra rìa.

Con đường mà ông Macron đã chọn này không mâu thuẫn với lợi ích của Nga: ví dụ như khi Tổng thống Pháp tuyên bố rằng việc lật đổ Gaddafi (cựu lãnh đạo Libya) vào năm 2011 là một sai lầm và không xem việc ông Bashar al-Assad từ chức là một điều kiện tiên quyết để giải quyết vấn đề ở Syria.

Theo khẳng định của cựu giám đốc Trung tâm chống khủng bố trực thuộc Viện Công tố Paris Alena Marso, cơ quan an ninh Pháp và Syria đã nối lại hợp tác với nhau.

Ông Macron đã sẵn sàng nhượng bộ

Chính ông Macron đã gọi chính sách đối ngoại mới của Pháp là điều "thực tiễn". Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ với Moscow, bởi vì việc Ukraine kêu gọi cô lập Nga vì lý do tư tưởng nguyên tắc, vốn không đáp ứng được lợi ích của hầu hết các nước phương Tây.

Hôm 18/9, Tổng thống Pháp nhấn mạnh: "Chúng ta cần phải làm việc với Nga, không thể giải quyết cuộc khủng hoảng Syria mà thiếu Nga, cũng như vô cùng khó khăn nếu làm như vậy mà không có sự trợ giúp của họ ở Triều Tiên, và ngoài ra, nên tôn trọng Nga,cần ghi nhớ vị thế của họ, lịch sử của họ và mối quan hệ của chúng ta với họ". Theo ông, "nếu muốn trật tự toàn cầu vẫn tiếp tục hoạt động, thì cần phải đàm phán với Nga. Về vấn đề Syria, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể làm việc cùng nhau. Sau tất cả, nếu nhìn vào tình hình thực tế, các cuộc đàm phán tại Astana/Kazakhstan được chứng minh là có hiệu quả. Nhưng tại các cuộc đàm phán này không có sự hiện diện của Hoa Kỳ hay EU. Và đây là một thất bại lớn đối với chúng ta".

Do có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Qatar và Ả-rập Xê-út, nên từ năm 2011 Pháp đã kêu gọi lật đổ chế độ Syria. Trong năm 2013, cựu Tổng thống François Hollande đã đặt cược vào việc phế truất quyền lực của ông Bashar al-Assad, nhưng đã không thể thuyết phục ông Barack Obama, nên vào phút cuối đã từ bỏ việc tiến hành các chiến dịch quân sự. Mặc dù vậy, trong một thời gian dài Paris vẫn cho thấy sự không khoan dung đối với Damascus. Năm 2014, ông Hollande từ chối ném bom các căn cứ của IS ở Syria tiếp giáp với Iraq, để không tăng thêm ảnh hưởng của ông Assad.

Sau khi Nga tham gia vào cuộc chiến Syria, chiến lược địa chính trị của Pháp vẫn tiếp tục bế tắc khi quân nổi dậy liên tiếp thất bại. Sự thất bại đã đi kèm với sự sỉ nhục, mà Paris đã phải gánh chịu ở Ả-rập Xê-út. Ngay trước chuyến thăm nước này của Thủ tướng Manuel Valls vào năm 2015, Riyadh bất ngờ từ chối mua vũ khí của Pháp. Trong khi đó, chính giao dịch thương mại với các chế độ quân chủ Trung Đông lại đóng vai trò lớn trong việc quyết định lợi ích của Pháp trong kết quả cuối cùng của cuộc khủng hoảng Syria.

Trong năm 2017, cuộc xung đột giữa Qatar và Ả Rập Xê-út đã loại Pháp ra khỏi vai trò người hòa giải giữa các đối tác, tất cả đều nhanh chóng bắt đầu mất hứng thú với phe đối lập Syria: Qatar vì lý do xích lại gần hơn với Iran, còn Ả Rập Xê-út –là do ảnh hưởng từ thất bại quân sự. Dự định lật đổ ông Assad, mà các Tổng thống Hollande và Sarkozy theo đuổi, cuối cùng đã mất đi ý nghĩa của mình.

Pháp sẽ không bán vũ khí cho Ukraine

Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Chính trị Alexey Makarkin cho rằng, chính sách mới mà ông Macron đưa ra dựa trên mong muốn "không chọc tức và kích động vấn đề" trong quan hệ với Moscow và ngoài ra còn tính đến thực tế khách quan hiện có. Chuyên gia dựng lại logic của Paris: "Ông Assad đã kiểm soát đáng kể lãnh thổ mà mình kiểm soát, phe đối lập bị dồn lại trong một loạt khu vực nhất định, chẳng hạn như Idlib, không có tí hy vọng vào chiến thắng về mặt quân sự của phe đối lập, và do đó, cần phải đàm phán với phía Assad".

Nhà chính trị học tin rằng một cách tiếp cận thực tế như thế sẽ chiếm ưu thế trong quan hệ Nga-Pháp. "Pháp cẩn trọng nhiều hơn so với Mỹ khi nói đến Nga, bởi vì đối với họ, Nga gần gũi hơn và được coi như là người hàng xóm của EU. Quan điểm về Washington lại khác : Mỹ là một đất nước rất xa xôi, mà trong quan hệ với họ có thể phải đưa ra các giải pháp cực kỳ khắc nghiệt. Hiện giờ không thể xảy ra chuyện một cơ quan nhà nước ở Pháp lại kêu gọi cung cấp vũ khí cho Ukraine, còn ở Mỹ điều đó lại được chính Bộ Quốc phòng đưa ra", ông Makarkin phân tích.

Tatyana Romanova, chuyên gia của câu lạc bộ chính trị Valdai, cũng đồng ý với quan điểm này. Bà nói: "Ông Macron – là một chính khách mạnh mẽ, ông ta hiểu rằng không thể loại trừ Nga khỏi chính sách toàn cầu, do đó, cần phải đàm phán với họ. Sự tôn trọng là cơ sở thoả thuận với bất kỳ đối tác nào".


Đức Dũng (lược dịch)
Theo Infonet.vn

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục