tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Truyền thông Mỹ cáo buộc Putin hối lộ Trump 1000 tỷ USD

  • Cập nhật : 04/04/2017

Tờ Forbes và American Thinker của Mỹ vừa có bài viết cho biết rằng, những cáo buộc vô căn cứ của Washington ngày càng có lợi cho Kremlin.

Truyền thông Mỹ cáo buộc Nga hối lộ Trump 1000 tỷ USD

Trong bài viết của mình, Forbes cho biết, các cơ quan tình báo và những phương tiện truyền thông Mỹ đã rầm rộ cáo buộc Nga "tác động" vào bầu cử tổng thống Mỹ và "thỏa thuận giao dịch" với Donald Trump mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng thực tế nào.

Tuy nhiên, đối với Mỹ, đây lại là cú đòn kiểu “gậy ông đập lưng ông”. Với phương pháp làm việc như vậy, họ càng "tiếp tay cho điện Kremlin", bởi đến một thời gian có lợi cho ông ta, Vladimir Putin có thể khiến Hoa Kỳ sa vào một cuộc khủng hoảng hiến pháp.

Tác giả Forbes là ông Paul Roderick Gregorycho biết, giới tình báo và truyền thông Mỹ cáo buộc, do điện Kremlin kiểm soát các phương tiện truyền thông chính của Nga, nên chiến dịch gây rối loạn chính trường Mỹ được tiến hành ở cấp cao nhất của chính quyền.

Các phương tiện truyền thông nhà nước của Nga tiến hành "chiến dịch làm mất uy tín các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ nói chung", các đài truyền hình, Internet Nga và các phương tiện truyền thông gọi chính sách của Mỹ là “hỗn loạn và đầy rẫy tham nhũng”.

Bên cạnh đó, các đại diện trong Ủy ban vận động tranh cử của Trump hiện đang bị cáo buộc hợp tác với phía Nga. Thậm chí là còn có những cáo buộc “trên trời” như tân Tổng thống Mỹ đã nhận một nghìn tỷ USD từ điện Kremlin để đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt.

Tác giả Gregory nhấn mạnh, đây là điều rất khó tin. Đề nghị này được cho là được Điện Kremlin đưa ra với Donald Trump trong tháng 7 năm 2016. Tuy nhiên, do số lượng tiền và thời điểm giao dịch quá xa ngày bầu cử Mỹ, đề xuất này là vô cùng khó có khả năng đã xảy ra.

Ông Gregory nhận định, các phương tiện truyền thông Mỹ liên tục nói về các giao dịch ảo giữa Trump với Putin, mặc dù không có bằng chứng thực sự. Sự rối loạn của các phương tiện truyền thông đã tiếp tay cho ông Putin và trao cho ông ta chiếc đòn bẩy ảnh hưởng tới Mỹ.

“Được biết đến với vai trò là một điệp viên có hạng của KGB/Liên Xô và một vị Tổng thống Nga mạnh mẽ và đầy mưu lược, chúng ta có thể chờ đợi rằng đến một thời điểm nhất định ông Putin sẽ nói rằng: "Dĩ nhiên là chúng tôi đã ủng hộ ông Trump".Điều này sẽ gây ra một cơn địa chấn không chỉ đối với chính trường Mỹ mà còn trên cả thế giới. Nhờ vào các chính trị gia Mỹ, ông Vladimir Putin có khả năng làm cho Hoa Kỳ sa vào một cuộc khủng hoảng hiến pháp nghiêm trọng nhất trong lịch sử, liên quan đến vấn đề tư cách của Tổng thống" - tác giả bài viết trên tạp chí Forbes kết luận.

truyen thong va gioi tinh bao my dang tap trung “danh” putin va trump

Truyền thống và giới tình báo Mỹ đang tập trung “đánh” Putin và Trump

American Thinker: Truyền thông Mỹ biến mình thành trò cười

Hôm 2/4, tời American Thinker của Mỹ cũng có bài viết cho rằng, truyền thông Mỹ đang lôi kéo nước này sa vào cuộc khủng hoảng "tin tức giả mạo" lớn nhất kể từ thế kỷ XX đến nay. Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc khủng hoảng này sẽ gây bất lợi cho chính Hoa Kỳ.

“Cơn thần kinh” bao trùm nước Mỹ lần này cũng giống như thời những năm 1968. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân bất mãn của nhiều người Mỹ hồi đó rất thực tế là phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam hoặc vụ ám sát Martin Luther King, thì giờ đây tất cả những gì xảy ra là do sự rối loạn mà giới truyền thông gây ra qua các tin tức giả mạo” - tác giả viết.

Dấu ấn thông tin mà giới truyền thông Mỹ phát sóng 24 giờ một ngày cho người dân là như sau: “Trump đã âm mưu với Nga. Obama là tổng thống tuyệt vời, còn Hillary Clinton là một nữ anh hùng trung thực, quên mình bảo vệ cái thiện”.

Nhưng tin tức thực tế, chứ không phải "tin tức lừa đảo" là thế này: Donald Trump thắng cử đàng hoàng sau khi đã đánh bại Hillary Clinton, đảng Dân chủ bất lực trước đảng Cộng hòa và Obama dù được "thánh hóa" cũng không để lại đằng sau bất kỳ điều gì tốt đẹp' - bài viết thẳng thắn.

Theo bài viết này, chủ đề chính "tin tức giả mạo" mà giới truyền thông không ngừng thúc đẩy trong tháng 12/2016 đương nhiên là việc "người Nga đã tấn công mạng để giúp đỡ Trump đắc cử" và "âm mưu thỏa thuận với Trump về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt".

Tuy nhiên, tác giả nhấn mạnh rằng, cho đến tận bây giờ vẫn chưa có bất cứ cáo buộc nào liên quan đến “mối quan hệ mờ ám Trump-Putin” được xác nhận bằng những chứng cứ thực tế.

Hơn nữa, tác giả cho rằng, ý tưởng Putin muốn Tổng thống Mỹ là Trump, chứ không phải Clinton, thật là "lố bịch" và nực cười. Obama với Clinton cố gắng để "tái khởi động" quan hệ giữa Moscow và Washington và giảm ngân sách cho Lầu Năm Góc.

Trump thì trái lại, có kế hoạch thúc đẩy tiềm năng quân sự mạnh nhất trên thế giới và biến Mỹ thành quốc gia hàng đầu trên thị trường năng lượng. Không có lý do nào để tin rằng một người như vậy trong Nhà Trắng lại có thể làm ông Putin hài lòng hơn một Tổng thống như bà Clinton.

Tác giả nhận xét, bất chấp thực tế là khi thúc đẩy các ý tưởng như vậy, hàng ngày các phương tiện truyền thông Mỹ đã làm dấy lên sự bất ổn trong nội bộ nước Mỹ, biến bản thân mình thành trò cười.

'Điều quan trọng đối với những người ủng hộ chính quyền hiện tại là phải ngăn chặn các cáo buộc vô căn cứ như vậy một cách nghiêm túc và kiên quyết, đồng thời phải trung thực và tôn trọng sự thật khi đưa những thông tin về tổng thống và chính sách đối ngoại của Mỹ' - American Thinker kết luận.


Toàn Thắng
Theo Báo Đất Việt

Trở về

Bài cùng chuyên mục