9 tháng kể từ khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) giữ nguyên mục tiêu hạn ngạch, theo đuổi việc giữ thị phần lớn thay vì giá dầu cao, đại gia dầu khí Ả Rập Xê Út bắt đầu đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp. Liệu nước này có thể tiếp tục đứng vững với chiến lược đã vạch ra?
Kinh tế Trung Quốc gặp nguy cơ: Không thể trông chờ Mỹ
- Cập nhật : 01/09/2015
(Tin kinh te)
Mỹ không thể giúp gì bởi chính sách do Trung Quốc đề ra, kinh tế do họ tự điều hành.., Trung Quốc phải tự xử lý vấn đề của mình.
Trung Quốc ốm, Mỹ khoẻ
Trao đổi với Đất Việt về việc "Trung Quốc hắt hơi, kinh tế Mỹ sổ mũi", PGS.TS Nguyễn Huy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc cho rằng, với tình trạng Trung Quốc ốm, Mỹ khoẻ như hiện nay, những biến động kinh tế tại Trung Quốc không tác động nhiều đến Mỹ. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 2/2015 của Mỹ tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn ước tính ban đầu là 2,3% và dự báo của các nhà kinh tế là 3,2%. Ngoài ra, biên độ mà Trung Quốc nâng tỷ giá đồng nhân dân tệ vừa qua đối với Mỹ là bất ngờ nhưng chưa đến mức nghiêm trọng.
"Dĩ nhiên Mỹ có chịu ảnh hưởng vì trong thời đại ngày nay các nền kinh tế đều ảnh hưởng đến nhau, nhất là vấn đề tỷ giá. Quan hệ kinh tế nói chung giữa hai nước không phải là vấn đề đột xuất và khủng hoảng nước nào nước ấy lo nhưng chuyến đi Trung Quốc của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, bà Susan Rice có liên quan đến vấn đề tỷ giá. Tỷ giá hối đoái giữa đồng nhân dân tệ và USD vẫn là vấn đề trao đổi thường xuyên giữa Mỹ và Trung Quốc. Từ 2005 đến trước khi Trung Quốc phá giá đồng tiền chỉ xuôi một chiều: Trung Quốc từng bước tăng giá đồng nhân dân tệ và Mỹ ngày càng hài lòng. Thế nhưng, vừa qua, lần đầu tiên Trung Quốc đã giảm giá đồng nhân dân tệ.
Tuyên bố chung tại Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung lần thứ 7 vừa qua không đề cập đến vấn đề tỷ giá và nếu không có chuyến thăm Mỹ vào tháng 9 tới của Chủ tịch Tập Cận Bình thì bà Rice không phải cấp bách sang Trung Quốc như vậy. Nhưng động thái vừa qua của Trung Quốc là vấn đề đột xuất mà lãnh đạo hai nước sắp gặp nhau nên buộc phải giải quyết.
Mỹ vẫn luôn yêu cầu Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ lên 40% và Trung Quốc đã điều chỉnh khoảng 30%. Bây giờ Bắc Kinh không nâng tiếp mà lại hạ giá đồng nhân dân tệ, do vậy Mỹ vẫn kiên trì quan điểm là: tỷ giá hiện nay (6,4 NDT ăn 1 USD) vẫn không tương xứng giá trị thực tế của đồng NDT và USD. Do đó, từ nay về sau, kể cả chuyến đi sắp tới của ông Tập Cận Bình sang Mỹ, lập trường của Mỹ vẫn là yêu cầu Trung Quốc phải đánh giá đúng giá trị thực chất của 2 đồng tiền. Trung Quốc không từ chối việc này mà cho rằng sẽ tiếp tục cải cách cơ chế quyết định tỷ giá hối đoái và hối đoái lên xuống thế nào không phải do sức ép của nước ngoài mà căn cứ vào thực chất so sánh về giá trị đồng tiền. Mục tiêu của Trung Quốc là sự lên xuống của đồng tiền phải phù hợp với sự công bằng trong hối đoái và có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc.
Điều khiến người ta lo ngại là cơn sốt của Trung Quốc có phải cơn sốt chu kỳ bình thường không hay là cơn sốt thể hiện một căn bệnh trầm trọng mà Trung Quốc giấu kín từ trước đến nay, đó là tỷ lệ tăng trưởng và thực lực kinh tế của Trung Quốc không phải như con số họ công bố. Con số tăng trưởng vừa rồi của Trung Quốc đã gặp đúng nguy cơ đó và nếu đúng như vậy thì hậu quả đối với kinh tế thế giới sẽ ở mức nghiêm trọng hơn", PGS.TS Nguyễn Huy Quý phân tích.
Đánh giá về tác động của những biến động trên thị trường Trung Quốc đối với kinh tế Mỹ, Ths Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới cũng cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc đang có vấn đề chứ chưa phải là khủng hoảng và nó không đủ khiến kinh tế Mỹ lao đao.
"Nếu kinh tế Trung Quốc khủng hoảng thì kinh tế cả châu Á cũng khủng hoảng và kinh tế Mỹ sẽ bị ảnh hưởng. Các biến động ở Trung Quốc hiện nay ít tác động đến Mỹ, Mỹ chỉ bị thiệt hại ở khâu xuất khẩu và các nhà sản xuất của Mỹ ở Trung Quốc là chính, thế nhưng ngay cả xuất khẩu trong nền kinh tế Mỹ cũng chiếm tỷ trọng không nhiều và xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ là một phần không đáng kể trong đó. Những biến động trên không thể tác động trực tiếp đến kinh tế Mỹ bởi Trung Quốc không phải là đầu tàu kinh tế mà chỉ là một nền kinh tế lớn. Có người cho rằng, giả sử có chuyện gì ở Trung Quốc thì cũng không thể bị nặng như vụ Lehman Brothers được", ông Sơn nói.