tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Biến động kinh tế Trung Quốc: Ai được, ai mất?

  • Cập nhật : 01/09/2015

(Tin kinh te)

Các tập đoàn đa quốc gia chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực năng lượng và thép đều bị giảm sút mạnh về doanh thu trong khi đó, các tập đoàn kinh doanh tiêu dùng ngày càng đi lên.

Kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm lại làm chao đảo các thị trường toàn cầu nơi có rất nhiều các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại đó.
 

 


Điển hình như trong các lĩnh vực truyền thống của Trung Quốc như xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng và thép có tập đoàn khai khoáng BHP Billiton của Anh-Úc và tập đoàn sản xuất thiết bị năng lượng Pháp Schneider Electric cũng đang đối diện với tình trạng doanh thu sụt giảm mạnh sau nhiều năm lợi nhuận cao. Rất nhiều tập đoàn khác cũng đối diện với sự giảm sút nặng nề khi các kế hoạch đầu tư được xây dựng dựa trên con số triển vọng cầu Trung Quốc tăng mạnh trong khi đó tăng trưởng của nước này lại chậm lại.

Trong khi đó, Apple - công ty sản xuất điện thoại iPhone và Samsonite International -công ty sản xuất túi xách lại có xu hướng tăng trưởng tốt hơn khi nhu cầu vẫn cao.

Việc các tập đoàn quốc tế chuyển mục tiêu sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này sau 2 thấp kỉ vừa qua khi Trung Quốc không chỉ là công xưởng thế giới mà còn là xứ El-Dorado (thành phố vàng) cho các tập đoàn quốc tế.

Các nhãn hiệu bán lẻ và cao cấp cũng như các nhà sản xuất ô tô đều tập trung tại đây, có mặt ở khắp các đường phố Thượng Hải không khác gì New York hay London. Trung Quốc trở thành thị trường ô tô lớn nhất thế giới - điểm đến của các tập đoàn sản xuất ô tô như General Motors và Volkswagen. Doanh thu từ các mặt hàng cao cấp tại Trung Quốc tăng 30% lên 266 triệu NDT (42,4 tỷ USD) trong năm 2011, và năm 2012, khách hàng Trung Quốc chiếm 1/4 dân số tiêu thụ các hàng hóa cao cấp trên toàn cầu. Giorgio Armani sở hữu khoảng 30 gian hàng tại Trung Quốc chỉ sau Wal-Mart Stores với 380 gian hàng.

Các công ty dầu mỏ lớn như BP và Royal Dutch Shell đều đầu tư vào các dự án tại Trung Quốc và hàng trăm các tập đoàn công nghiệp khác đều thúc đẩy sản lương trên toàn thế giới để đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc. Trung Quốc vẫn tiêu thụ gần 1 nửa sản lượng đồng trên thế giới và trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn thứ hai thế giới. Nước này cũng tiêu thụ 45% sản lượng thép toàn cầu và theo một số nhà phân tích, nhu cầu của quốc gia này còn có thể tăng cao hơn nữa.

Dấu hiệu tăng trưởng kinh tế chậm lại của Trung Quốc bắt đầu từ năm 2011 đang tạo lên những thay đổi. Sản lượng công nghiệp trong tháng 7 tăng 6% so với đầu năm, thấp hơn ½ so với mức tăng 14% trong tháng 7/2011. Hoạt động xây dựng văn phòng cũng giảm 15% trong 7 tháng đầu năm. 

Tuy nhiên, kinh doanh bán lẻ vẫn duy trì mức tăng trưởng khá tốt trong vài năm qua với mức giảm nhẹ xuống còn 10,5% trong tháng 7 so với mức 12,2% cùng kỳ năm trước và 17,2% năm 2011.

Lúc này, cơ hội dành cho các tập đoàn thế giới trở lên rất khác biệt. 

BHP Billiton - nhà khai khoáng lớn nhất thế giới đã mất 23,6 tỷ USD lợi nhuận so với 4 năm trước đây, năm ngoái tập đoàn chỉ đạt 1,9 tỷ USD. Chevron Corp-nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu của Mỹ đã bị mất 2 tỷ USD trong quý 2 sau khi triển vọng giá dầu mỏ ngày càng đi xuống khiến tập đoàn này phải tạm dừng các dự án. Theo tập đoàn này, việc tăng trưởng kinh tế chậm lại của Trung Quốc chính là một phần nguyên nhân.

Schneider Electric-một trong các nhà cung cấp thiết bị điện công trình cũng cắt giảm chỉ tiêu lợi nhuận trong năm nay cũng do nguyên nhân từ sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc. Nhu cầu thang máy và thang cuốn cũng trầm lắng khiến cho công ty thang máy Otis, thuộc tập đoàn Technologies Corp trong tháng 7 chứng kiến mức giảm 5% về doanh thu trong quý 2. Doanh thu thiết bị xây dựng của tập đoàn Caterpillar Inc ở khu vực Châu á Thái Bình Dương cũng giảm 30% trong quý 2, và hầu như mức giảm này chủ yếu diễn ra tại Trung Quốc.

Trong khi đó, theo Samsonite - nhà sản xuất túi xách, doanh thu trong 6 tháng đầu năm tại Trung Quốc của họ tăng 30% đã giúp tổng doanh thu đạt kỷ lục 1,2 tỷ USD. Còn theo Apple, doanh thu của họ tại trung Quốc tăng hơn gấp đôi lên mức 13,23 tỷ USD trong quý vừa qua và dự báo con số này vẫn tiếp tục tăng vào tháng 7 và 8. Nhãn hiệu giày thể thao Adidas của Đức trong 6 tháng đầu năm chứng kiến mức tăng 1,16 tỷ EUR (1,34 tỷ USD) tại Trung Quốc, tăng 20% so với đầu năm.


Một số các nhà điều hành tập đoàn lớn đang hướng vào đối tượng dân số giàu có mới nổi, giống như tầng lớp trung lưu của Mỹ. Trước tiên, tầng lớp này chủ yếu quan tấm đến các hoạt động giải trí như du lịch nước ngoài, thực phẩm nhập khẩu và hoạt động vui chơi. 

Theo tập đoàn tư vấn Boston, thu nhập của đại bộ phận này đang tăng. Từ năm 2005-2012, gần 50 triệu hộ dân thành thị đã trở thành lớp trung lưu và hiện nay, con số này là 147 triệu hộ dân, chiếm gần 49% dân số thành thị của Trung Quốc. Những đối tượng khách hàng này bắt đầu tiêu thụ các sản phẩm như dầu gội đầu Dove của Unilever và kem đánh răng Crest của PG thay cho các sản phẩm nội địa.

Hiện nay, việc chuyển dịch nhanh chóng của người dân sang tầng lớp thượng trung lưu khi thu nhập hàng tháng của họ ở mức 1,868-3,114 USD và lúc này họ có nhu cầu làm đẹp, tiêu thụ thực phẩm hữu cơ và đi nghỉ ở Tokyo và Bangkok. Theo BCG ước tính, hiện nay có hơn 25 triệu hộ gia đình trung cận lưu và con số này sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2020.

(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục