Một quốc gia vỡ nợ khác với doanh nghiệp phá sản ra sao? Hệ quả của vỡ nợ là gì? Sau đây là lời giải thích của Tạp chí The Economist.
Kịch bản khủng hoảng năng lượng ở Nga
- Cập nhật : 02/11/2017
Khoảng 6- 7 năm tới, Nga có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng khủng khiếp.
Đây là nhận định của ông Anatoly Chubais - người đứng đầu Tập đoàn Rosnano, Tập đoàn Nhà nước của Nga được thành lập nhằm phát triển công nghệ nano trong cuộc phỏng vấn tờ báo Rossiyskaya Gazeta.
Theo đó, ông Anatoly Chubais cho rằng, dù bây giờ Nga không phải chịu áp lực gì về năng lượng nhưng sẽ khó mà đối mặt với cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực này trong vòng 6-7 năm tới nếu không tự trang bị cho mình năng suất, công suất mới.
"Nếu đưa ra dự báo cho tương lai, thì hầu như tất cả đều đồng ý rằng nguồn tài nguyên này sẽ cạn kiệt" - ông nói.
Chỉ có điều, người ta tranh cãi nhau về thời điểm kịch bản này xảy ra. Có thể đó là năm 2021, 2023 hay 2025... nhưng dù thế nào, thì nó cũng không quá lâu nữa.
Ông Chubais cảnh báo, nếu không có sự chuẩn bị thì nguồn năng lượng thiên nhiên của Nga hiện tại sẽ cạn kiệt trong vài năm tới.
Khi đó, việc bị cắt điện có thể xảy ra vào "giữa mùa đông, khi nhiệt độ ở ngưỡng -30 độ C". Viễn cảnh tươi sáng hơn thì vì thiếu năng lượng, thiếu điện sẽ dẫn tới giá điện tăng chóng mặt.
Người đứng đầu Rosnano nhắc lại tình huống khoảng 10 năm trước, Nga phải trải qua tình huống thiếu hụt năng lượng ở Primorsky Krai, Yekaterinburg, phía Nam Ural, Tây Siberia, Sochi. Nhưng may mắn thay, cuộc cải cách ngành năng lượng đã giải quyết tình hình.
Khoảng thời gian chưa đến 10 năm nữa cũng có thể trải qua tình huống như thời điểm trước đó và một cuộc cải cách năng lượng là tối cần thiết, theo ông Chubais.
Tuy nhiên, Giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế độc quyền Sergey Repetyuk bày tỏ lạc quan hơn.
Ông Repetyuk cho rằng, hiện nay và trong tương lai Nga sẽ còn dư thừa điện năng.
"Cho tới gần đây, đúng là có một số vấn đề về năng lực trong ngành điện của chúng ta chưa thực sự hiệu quả. Nhưng tới nay, các vấn đề đã được loại bỏ. Mức tiêu thụ điện năng hiện nay không nằm ngoài dự báo so với năm 1993 và không cấp thiết tới mức phải thực hiện một cuộc cách mạng trên diện rộng" - vị chuyên gia nhận định.
Theo ông Repetyuk, cuộc khủng hoảng thiếu năng lượng ở Nga chỉ có thể xảy ra trong trường hợp có một bước đại nhảy vọt về công nghệ.
"Nếu chúng ta từ chối cải cách công nghệ thì sẽ có thể sẽ dẫn tới sự gián đoạn trong việc cung cấp năng lượng nhưng cuộc khủng hoảng chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta từ chối chấp nhận một loại công nghệ đột phá trong nhánh năng lượng tái tạo hay sự tích tụ điện năng" - ông Sergey Repetyuk nói.
Thậm chí, nhà phân tích hàng đầu của Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia, một giảng viên tại Đại học Tài chính Nga, Igor Yushkov cho rằng, sắp tới ở Nga sẽ dư thừa năng lượng đủ để có thể xuất khẩu đi bất cứ đâu.
"Sẽ không có sự thất bại hay khủng hoảng nào trong 6-7 năm tới vì chúng ta đang xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới và cùng với các mỏ khí khổng lồ, chúng ta sẽ thừa thãi năng lượng" - ông Yushkov nhận định.
Thay vào đó, ông còn đánh giá nhận định của Chủ tịch Hội đồng quản trị Rosnano Anatoly Chubais rằng, phát biểu về cuộc khủng hoảng năng lượng ở Nga sắp tới là nhằm cố gắng thúc đẩy vai trò quan trọng hơn của họ trong nền kinh tế Nga bằng cách đề xuất xây dựng các cơ sở năng lượng tái tạo.
Người đứng đầu Rosnano có thể bày tỏ quan điểm để hưởng ứng với quan điểm dự phòng của Tổng thống Nga Vladimir Putin khi nói rằng, có thể ít có khả năng xảy ra sự thay đổi lớn trong ngành năng lượng của Nga hiện tại nhưng không vì đó mà chủ quan, mất cảnh giác.
Tổng thống Nga cũng bày tỏ quan điểm của ông về việc Nga cần chuẩn bị cho sự thay thế các nguồn năng lượng tái tạo.
Đầu tháng 10, bên lề diễn đàn Tuần lễ năng lượng Nga, RUSNANO và Rostec đã ký một thỏa thuận hợp tác để xây dựng ở Nga 5 nhà máy đốt rác để tạo ra điện.
Nguồn vốn của các bên tham gia dự án được xác định như sau: Rostec đầu tư vào dự án 13 tỷ rúp, RUSNANO 8 tỷ rúp.
Khoản tiền đầu tư của RUSNANO sẽ chỉ được sử dụng cho việc xây dựng các nhà máy; công ty không tham gia quy trình thu gom, chế biến và xử lý rác.
Trách nhiệm của RUSNANO chỉ bao gồm các phương diện kỹ thuật của dự án.
Trong giai đoạn 1 của dự án, các bên đã lên kế hoạch sử dụng công nghệ Nhật Bản - Thụy Sĩ sử dụng bộ lọc nano để làm sạch rác trước khi được vận chuyển đến nhà máy, người đứng đầu RUSNANO Anatoly Chubais cho biết.
RT-Invest, công ty con của Rostec, đã có kế hoạch xây dựng 5 lò đốt, 4 trong số đó được đặt tại khu vực Moscow, lò số 5 sẽ được xây dựng tại Cộng hòa Tatarstan.
Mỗi năm, các nhà máy này sẽ xử lý 2,95 triệu tấn rác thải và tạo ra 335 MW điện.
Đến năm 2023, khi đạt đủ công suất thiết kế, các nhà máy sẽ mang lại 32 tỷ rúp doanh thu và 2,5 tỷ rúp lợi nhuận sau thuế.
Nhà máy đốt rác thải số 5 sẽ được xây dựng tại Kazan trong tháng 10/2017, dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trong nửa đầu năm 2021.
Những xu hướng mới trong lĩnh vực năng lượng sẽ đòi hỏi vốn đầu tư khoảng 1 nghìn tỷ rúp.
Ngọc Dương
Theo Baodatviet.vn