tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Hồ sơ Panama: Con trai cố Bí thư Trung Quốc thừa nhận có công ty offshore

  • Cập nhật : 12/04/2016

(Tin kinh te)

“Khi được báo chí hỏi, đương nhiên tôi nên trả lời. Tôi nghĩ đây là việc quang minh chính đại và không có gì để giấu”, ông trả lời tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng.

tu trai sang phai: ly jasmine va ong noi, gia khanh lam; ly tieu lam va cha, cuu thu tuong ly bang. anh: the guardian

Từ trái sang phải: Lý Jasmine và ông nội, Giả Khánh Lâm; Lý Tiểu Lâm và cha, cựu Thủ tướng Lý Bằng. Ảnh: The Guardian

Ông Hồ Đức Hoa - con trai cố Tổng Bí thư Trung Quốc Hồ Diệu Bang là một trong những người có tên trong tài liệu bị rò rỉ trong vụ Hồ sơ Panama. Mới đây ông đã lên tiếng thừa nhận có công ty nước ngoài (offshore), tuy nhiên khẳng định ông không có gì phải giấu diếm.

“Khi được báo chí hỏi, đương nhiên tôi nên trả lời. Tôi nghĩ đây là việc quang minh chính đại và không có gì để giấu”, ông trả lời tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng.

Đầu tiên và duy nhất

Con trai cố Tổng Bí thư Trung Quốc Hồ Diệu Bang thừa nhận đã đăng ký công ty tại Quần đảo Virgin của Anh (BVI) vào năm 2003, có tên Fortalent International Holdings. Thông tin được sử dụng để đăng ký là hộ chiếu và tên thật của ông.

Đây là một bước trong kế hoạch đưa công ty Beijing Talent Technology Development đăng ký tại đại lục của ông niêm yết tại Hong Kong.

Kế hoạch niêm yết bất thành, nhưng ông Hồ Đức Hoa vẫn giữ công ty offshore này. Công ty không có vốn, cũng không có hoạt động giao dịch nào trong suốt những năm qua.

Hồ Đức Hoa từng là giảng viên công nghệ viễn thông và nhà nghiên cứu kỹ thuật phần mềm. Công ty đầu tiên của ông được thành lập vào năm 1994, 5 năm sau khi cha ông – ông Hồ Diệu Bang qua đời.

Quý tộc đỏ

Ngoài ông Hồ Đức Hoa, nhiều người thân của các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc cũng bị xướng tên trong Hồ sơ Panama, lãnh cáo buộc thành lập các công ty offshore để né thuế, giấu của cải.

than nhan cua it nhat 8 nguoi la duong kim hoac cuu uy vien thuong truc bo chinh tri trung quoc nam giu cac tai san o hai ngoai duoc neu danh trong ho so panama. nguon: vietnam+

Thân nhân của ít nhất 8 người là đương kim hoặc cựu Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc nắm giữ các tài sản ở hải ngoại được nêu danh trong Hồ sơ Panama. Nguồn: Vietnam+

 
 
 

Trong số này có cả anh rể của Chủ tịch Tập Cận Bình - Đặng Gia Quý và con gái của cựu Thủ tướng Lý Bằng – Lý Tiểu Lâm.

Đặng Gia Quý là một cổ đông trong hai công ty tại BVI là Wealth Ming International và Best Effect Enterprises. Hai công ty này hoạt động trong khoảng 18 tháng trước khi đóng cửa vào năm 2011 và 2010, không lâu trước khi ông Tập lên nhậm chức.

Ông Đặng lấy chị gái của ông Tập, gây dựng khối gia tài kếch xù qua việc đầu tư vào bất động sản và khoáng sản. Tính đến năm 2012, kho vốn liếng của hai vợ chồng cán mốc 376 triệu USD, cùng 18% cổ phần trong một công ty khai thác khoáng sản trị giá 2 tỷ USD.

Con gái của họ Tập là Tập Minh Trạch, học Harvard nhưng có lối sống kín đáo, dùng tên khác. Ngược lại Lý Jasmine - cháu gái của cựu thành viên của Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Giả Khánh Lâm - gây chú ý khi báo thời trang Vogue đăng hình cô với bộ áo đầm hàng hiệu, trong buổi tiệc ra mắt hàng năm tại Paris năm 2009.

Lý Jasmine đứng tên cổ đông duy nhất của công ty Harvest Sun Trading đặt tại Quần đảo British Virgin vào năm 2009, khi còn là một cô bé vị thành niên.

Cô "mua" Harvest Sun Trading chỉ với giá 1USD. Thông qua Harvest Sun Trading và một công ty khác cũng đặt tại British Virgin, Lý sở hữu hai công ty tư vấn đăng ký tại Bắc Kinh.

ly jasmine (giua) xuat hien tren tap chi thoi trang vogue. 

Lý Jasmine (giữa) xuất hiện trên tạp chí thời trang Vogue. 

 

Trong giai đoạn cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng còn tại nhiệm (1987 – 1998), con gái duy nhất của ông - bà Lý Tiểu Lâm cùng chồng Liu Zhiyuan sở hữu một quỹ ở Liechtenstein. Theo Hồ sơ Panama, quỹ này được điều hành bởi Công ty Cofic Investments Ltd đăng ký tại BVI.

Em trai của nguyên Phó chủ tịch nhà nước Tăng Khánh Hồng là Tăng Khánh Hoài và con của cựu thành viên bộ chính trị Điền Kỉ Vân là Điền Thừa Cương cũng bị nêu tên. Hai người này dính đến lùm xùm dùng quan hệ để tư lợi.

Tuy nhiên trong số họ hàng của 8 nhân vật có vai vế trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Hồ Đức Hoa là người đầu tiên và duy nhất lên tiếng trước vụ việc. Ông cho biết không hiểu tại sao những người còn lại giữ im lặng.

“Khách sộp”

Trung Quốc không cấm công dân thành lập thực thể tại nước ngoài. Các tài liệu bị rò rỉ cũng không công bố bằng chứng về hoạt động phi pháp của những cá nhân này.

Trên thực tế, Trung Quốc đại lục và Hong Kong là hai nguồn khách hàng lớn nhất của Mossack Fonseca. Từ trước đến nay, họ sử dụng dịch vụ của công ty luật để dựng lên tổng cộng 40.000 công ty, ¼ trong số đó vẫn còn hoạt đông.

Chỉ tính riêng trong năm 2015, công ty luật này thu phí của gần 10.000 công ty có liên hệ đến Hong Kong và Hoa lục, thông qua văn phòng đặt tại 8 thành phố Trung Quốc.

Theo BBC, năm ngoái, khoảng 1.000 tỷ USD đã “chảy” khỏi biên giới Trung Quốc. Ông Andrew Collier, chuyên gia tại Orient Capital Research ở Hong Kong, cho rằng người Trung Quốc đang chuyển tiền ra nước ngoài vì nền kinh tế đang giảm tốc, thị trường tài sản đổ vỡ cục bộ và chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tháng 12, ông Tập kêu gọi thành viên bộ chính trị “giáo huấn nghiêm khắc và giám sát con cái và những người khác trong gia đình cũng như thuộc cấp, và sửa đổi vấn đề nhanh chóng”.

Ông kêu gọi 25 thành viên bộ chính trị chẳng những phải giữ tính chính trực mà còn phải “tránh xa những hưởng thụ thô tục và làm gương cho các cán bộ và quần chúng”.


THẢO MAI
Theo Bizlive

Trở về

Bài cùng chuyên mục