tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Nhân dân tệ vào SDR, tương lai của đồng euro u ám

  • Cập nhật : 02/12/2015

(Tai chinh)

Những diễn biến từ đầu năm đến nay cho thấy 2015 là một năm tồi tệ đối với đồng euro. Tuy nhiên, triển vọng của đồng tiền này còn trở nên ảm đạm hơn sau khi nhân dân tệ được IMF bổ sung vào rổ tiền tệ dự trữ.

 

Theo thông báo được IMF đưa ra hôm qua (30/11), tỷ trọng của đồngeuro trong SDR sẽ giảm từ 37,4% xuống còn 30,93%. Kể từ ngày 1/10/2016, nhân dân tệ sẽ cùng với USD, euro, bảng Anh và yên Nhật gia nhập vào SDR với tỷ trọng 10,92%.

Trong quý III, euro đã giảm tổng cộng 5,4% so với USD, mạnh nhất trong số 10 đồng tiền đến từ các thị trường phát triển. Phiên hôm nay (1/12), đồng tiền chung châu Âu được giao dịch ở mức 1,0580 USD đổi 1 euro, sau khi chạm mốc thấp nhất 7 tháng trong phiên hôm qua.

Tính tổng cộng kể từ đầu năm đến nay, euro đã giảm 13% so với USD, mạnh nhất trong 1 thập kỷ. Các NHTW cũng đã giảm tỷ trọng nắm giữ euro trong kho dự trữ ngoại hối xuống mức thấp nhất kể từ năm 2002. Trong khi đó hôm 22/10, Chủ tịch NHTW châu Âu là ông Mario Draghi đã nói rằng các nhà hoạch định chính sách sẵn sàng đẩy mạnh các biện pháp kích thích tiền tệ. Hồi tháng 3 ECB vừa triển khai chương trình mua tài sản trị giá 1.200 tỷ USD.

Theo Douglas Borthwick, chuyên gia đến từ công ty môi giới Chapdelaine, trong số các đồng tiền trong rổ SDR, euro chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ quyết định điều chỉnh tỷ trọng. “IMF đang lấy bớt thị phần của euro chuyển sang cho đồng nội tệ của Trung Quốc. Điều chỉnh đối với các đồng tiền khác là không đáng kể”, ông nói.

Trong rổ tiền tệ mới, tỷ trọng của nhân dân tệ sẽ lớn hơn yên Nhật và bảng Anh. Tỷ trọng của USD giảm từ mức 41,9% hiện nay xuống còn 41,73%, của yên Nhật giảm từ 9,4% xuống 8,33% và của bảng Anh giảm từ 11,3% xuống còn 8,09%.

Mansoor Mohi-uddin, chiến lược gia cao cấp đến từ Royal Bank of Scotland, cho rằng qua thời gian, nhân dân tệ có thể thay thế euro trở thành lựa chọn thứ hai (sau USD) khi người ta tìm kiếm một đồng tiền dự trữ. Tuy nhiên, 4 năm sau khi đồng euro ra đời năm 1999, các nhà quản lý dự trữ ngoại hối mới bắt đầu dùng euro để đa dạng hóa dự trữ ngoại hối. Bởi vậy, trong ngắn hạn, tác động là không lớn.

Trong khi đó, Shaun Osborne – chiến lược gia tại Bank of Nova Scotia (Canada) – cho rằng các NHTW sẽ không giảm nắm mạnh lượng euro nắm giữ trong ngắn hạn. Dẫu vậy, chắc chắn chính sách lãi suất âm kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức hút của đồng euro.

(Theo CafeF)

Trở về

Bài cùng chuyên mục