Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Dấu ấn của làn sóng P2P Lending trong bức tranh Fintech năm 2020: Thách thức – Cơ hội
- Cập nhật : 25/12/2020
P2P Lending và mô hình Đầu tư ngang hàng đầy hứa hẹn tại thị trường Việt Nam
P2P Lending (Cho vay ngang hàng) là hoạt động dựa trên nền tảng Fintech (công nghệ tài chính) được thiết kế và xây dựng trên nền tảng giao dịch trực tuyến kết nối trực tiếp giữa người đi vay và người cho vay mà không thông qua các trung gian tài chính như tổ chức tín dụng.
Nguồn gốc của P2P Lending cũng giống như việc cho vay cộng đồng đã diễn ra trên thế giới trong suốt nhiều năm từ những năm 1630 - 1640, tổ chức đầu tiên là Hội thân thiện - Friendly Societies hoạt động tại Anh. Các tổ chức này có nhiều đặc điểm giống hoạt động cho vay ngang hàng hiện tại, sau khi đăng ký, các tổ chức này đã cấp quyền cho các thành viên thanh gia hỗ trợ tài chính lẫn nhau. Và cho đến ngày nay, lợi thế cộng đồng đã tồn tại trong suốt bao nhiêu năm để các cá nhân tương trợ lẫn nhau về tài chính, và đó là sự tái hiện của hoạt động cho vay ngang hàng hiện tại. Tuy nhiên, với thế kỷ 21 và cuộc cách mạng 4.0, hoạt động cho vay ngang hàng được thực hiện trên nền cảng của công nghệ Internet.
P2P Lending giúp tối ưu nguồn lực, khiến quá trình đi vay – cho vay diễn ra hiệu quả nhanh gọn hơn so với mô hình truyền thống
Theo Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) (2020), bản chất cho vay ngang hàng được hiểu là sự trao đổi tài chính trực tuyến, giữa các cá nhân hoặc tổ chức mà không thông qua trung gian trực tiếp như tổ chức tài chính truyền thống.
So với cách thức vay truyền thống, một trong những ưu điểm lớn nhất của P2P Lending chính là khả năng lưu trữ dữ liệu lớn, giải ngân nhanh, linh hoạt và chi phí tuân thủ thấp hơn. Chính những điều này đã khuyến khích sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các sàn P2P Lending trong những năm qua nhằm tiếp cận các đối tượng khách hàng chưa hoặc khó tiếp cận được khu vực ngân hàng.
Dấu ấn của làn sóng P2P Lending trong bức tranh Fintech năm 2020
Fintech là tên viết tắt chỉ các công ty Công nghệ Tài chính, kết hợp của 2 từ tiếng Anh là “Finance” và “Technology”. Năm 2020 được đánh giá là một năm thành công của Fintech Việt Nam khi số lượng công ty hoạt động trong ngành Fintech tăng cả về chất và lượng. Theo thống kê của ngân hàng nhà nước, trong 3 năm qua, số lượng công ty Fintech tại Việt Nam đã tăng gần 4 lần, hiện nay, cả nước có hơn 150 công ty Fintech, trong khi 3 năm trước con số này chỉ nằm ở mức 40.
Các lĩnh vực của hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam có thể kể đến bao gồm: ví điện tử, tài chính cá nhân, cho vay ngang hàng, công nghệ bảo hiểm, ngân hàng số, điểm tín dụng, gọi vốn cộng đồng,…Trong đó, 2 lĩnh vực lớn mạnh nhất là Ví điện tử và P2P Lending (Cho vay ngang hàng) với số lượng thành viên lần lượt là 28 và hơn 70 (không chính thức).
Đóng góp vào trong bức tranh toàn cảnh của Fintech trong năm 2020, P2P Lending cũng góp một vai trò vô cùng quan trọng. Được biết, thị trường cho vay P2P Lending toàn cầu ước tính đạt mức tăng trưởng lên tới 53%/năm và đạt tới giá trị 490 tỷ USD trong năm 2020. Tiềm năng phát triển của P2P Lending được các chuyên gia kinh tế đánh giá là vô cùng lớn, hoàn toàn đủ khả năng trở thành hình thức tín dụng phổ biến toàn cầu.
Ở thị trường Việt Nam, mô hình này cũng ghi nhận dấu hiệu tích cực. Cụ thể, theo thống kê của tổ chức Crowdfundinsider, các công ty P2P Lending Việt Nam đang đi nhanh so với khu vực. Cụ thể, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2019, các công ty Fintech tại Việt Nam nhận về 410 triệu USD vốn đầu tư - Số vốn này tương đương 36% tổng lượng đầu tư vào thị trường Đông Nam Á.
Có thể khẳng định, tiềm năng của thị trường P2P Lending tại Việt Nam là vô cùng lớn, tuy nhiên cũng giống như những thị trường non trẻ khác, P2P Lending mở ra cơ hội nhưng cũng không hề thiếu những thách thức đi kèm
Cơ hội rộng mở của ngành P2P Lending…
P2P Lending được được đánh giá là kênh đầu tư – cho vay đầy tiềm năng khi nhu cầu xã hội về ngạch hàng này là vô cùng lớn. Theo thống kê, có đến 73,4% số lượng SME không tiếp cận được vốn vay từ Tổ chức tín dụng do thiếu tài sản thế chấp và không đáp ứng được yêu cầu về hồ sơ vay vốn. Các Doanh nghiệp/ Hộ kinh doanh rất cần có một kênh huy động vốn phi truyền thống giúp thúc đẩy kinh doanh, phát triển kinh tế và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội. Lúc này P2P Lending xuất hiện và trở thành giải pháp tối ưu giúp giải quyết vấn đề vốn, xoay vòng vốn của các Doanh nghiệp/ Hộ kinh doanh một cách hiệu quả.
Nhìn vào thực tế, có thể thấy, cơ hội tiếp cận thị trường, cơ hội để kết nối giữa Doanh nghiệp/ HKD cần huy động vốn và những người có nguồn tiền nhàn rỗi và mong muốn đầu tư là vô cùng lớn. Nếu công ty P2P Lending có thể kết nối hiệu quả giữa hai yếu tố: Người cần vốn – Người cho vay vốn thì khả năng tăng trưởng và phát triển của P2P Lending trong thị trường Fintech nói riêng và tài chính nói chung vô cùng rộng mở. Đây sẽ là kênh thặng dư sinh lời giúp tối ưu hóa tài chính, là mô hình 3 bên cùng phát triển đầy tiềm năng.
Phát triển sản phẩm từ yếu tố công nghệ, P2P Lending cũng có lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường khi nhu cầu truy cập và sử dụng Internet của người Việt lớn. Với kênh thông tin mở, đa chiều, nguồn thông tin rộng khắp, các khách hàng trước khi chọn mặt gửi vàng ở các công ty P2P Lending, hoàn toàn có thể tìm kiếm, chọn lọc các công ty phù hợp, các gói sản phẩm ưa thích từ trước. Hoạt động hơn 3 năm trong lĩnh vực P2P Lending, Lendbiz được đánh giá là một trong những mô hình P2P Lending hoạt động hiệu quả và uy tín nhất. Hiện tại công ty đang sở hữu nhiều gói sản phẩm hấp dẫn, phù hợp với cả 2 đối tượng: Khách đầu tư – Khách cho vay.
….Bên cạnh đó cũng tồn tại những thách thức không hề nhỏ
Hoạt động P2P Lending (cho vay ngang hàng) ở Việt Nam hiện tại chưa có hành lang pháp lý cụ thể, bởi vậy rất nhiều doanh nghiệp “ma” (đặt máy chủ tại nước ngoài, không được định danh trên thị trường) đội lốt P2P Lending xuất hiện, khiến thị trường P2P Lending mất đi tính thanh khoản cần có. Ngân hàng Nhà Nước cần sớm ban hành quy định, hành lang pháp lý cụ thể để tránh trường hợp con sâu làm rầu nồi canh, từ đó gây ảnh hưởng đến sự trong sạch của các công ty P2P làm ăn chân chính trên thị trường. Khiến các công ty khó tiếp cận nguồn khách đầu tư tiềm năng, khiến tính thương hiệu, tính bền vững của P2P Lending bị ảnh hưởng.
Chưa hết, việc thiếu hành lang pháp lý khiến nhiều công ty P2P Lending rơi vào tình trạng bối rối trong quá trình triển khai mô hình sản phẩm. Khi đã có một bộ khung, bộ sườn cụ thể, các công ty hoàn toàn có thể chủ động hơn trong việc phát triển mạng lưới công nghệ và sản phẩm phù hợp với màu sắc, thị hiếu thị trường, biến P2P Lending trở thành sân chơi tiềm năng và thích hợp cho mọi đối tượng khách hàng: Dù là vay vốn hay đang tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Thêm một thách thức không thể không kể đến của thị trường P2P Lending đó là tính “mới”. Ở các quốc gia phát triển trên thế giới như Anh, Đức, Mỹ,…mô hình Đầu tư ngang hàng vô cùng phổ biến, nhưng ở thị trường Việt Nam, P2P Lending còn khá lạ lẫm với nhiều người. Chính vì thế, trước khi muốn giới thiệu về tiềm năng của sản phẩm, mọi công ty P2P Lending đều cần “phổ cập” những kiến thức cơ bản nhất về P2P Lending với khách hàng. Có thể nói, việc thiếu tính pháp lý khiến mô hình này dù ít dù nhiều đều tạo ra sự nghi ngờ nhất định đối với người sử dụng sản phẩm, đây cũng chính là lý do mà khi search cụm từ P2P Lending trên thanh công cụ tìm kiếm, các cụm từ để hỏi như: “Có lừa đảo không”, “có rủi ro không” thường xuất hiện đi kèm. Với những khó khăn kể trên, Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực P2P Lending phải thường mất một thời gian nhất định để “educate” và tạo được lòng tin với khách hàng.
Ngoài ra ở Việt Nam, thị trường cho vay Doanh nghiệp, cho vay cá nhân phát triển rộng khắp thế nhưng các thông tin cần biết về thuế lại còn nhiều hạn chế. Đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực P2P Lending, việc nắm được tình hình hoạt động của Doanh nghiệp huy động vốn là vô cùng quan trọng. Khi kiểm soát được thông tin, nắm trong tay tình hình đóng thuế, sự phát triển thực tế của Doanh nghiệp, các Công ty P2P Lending sẽ có dữ liệu cụ thể rõ ràng để sàng lọc và lựa chọn các Doanh nghiệp uy tín một cách hiệu quả. Thay vì thông tin Doanh nghiệp cung cấp, Công ty P2P Lending hoàn toàn có thể chủ động trong việc tìm hiểu từ trước, theo lẽ đó, quá trình cho vay, kiểm soát rủi ro sẽ diễn ra thuận lợi hơn, hạn chế tối đa tình trạng Doanh nghiệp ma, kém phát triển xâm nhập thị trường.
Có thể khẳng định, Thách thức và Rủi ro là hai mặt tồn tại của một vấn đề và luôn luôn song hành với nhau. P2P Lending cũng giống như các ngạch hàng khác ở Fintech, đều có tiềm năng phát triển rộng mở, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và mạng công nghệ viễn thông trở nên phổ biến. Liệu có tận dụng được những lợi thế to lớn được kế thừa từ trước hay không? đối với các Doanh nghiệp P2P Lending đây vẫn là bài toán lớn!